Để trẻ phát triển chiều cao, ngoài việc được thừa hưởng gen di truyền của bố mẹ, trẻ cần có hoàn cảnh sống thật tốt, dinh dưỡng hợp lý và rèn luyện thể dục thể thao tích cực.

 

Ăn gì để tăng chiều cao?

Dinh dưỡng giữ vai trò rất quan trọng, trong đó 3 giai đoạn chủ yếu góp phần quyết định chiều cao của cơ thể là giai đoạn bào thai (nhất là 6 tháng cuối của thai kỳ, lúc còn trong bụng mẹ), giai đoạn đầu cuộc đời (5 năm đầu tiên) và đặc biệt là giai đoạn khi bước vào lứa tuổi dậy thì.

Bởi vậy, để con có tiềm năng phát triển tốt chiều cao, khi mang thai người mẹ cần ăn uống đầy đủ chất, đa dạng các loại thực phẩm, không kiêng khem, để bảo đảm tăng cân đủ 10 - 12kg trong 9 tháng. Trẻ sinh ra nếu đủ cân (3kg trở lên), dài hơn 50cm, là một khởi đầu tốt để phát triển sau này.

Protein (chất đạm): rất quan trọng đối với trẻ đang tăng trưởng. Là thành phần men tiêu hóa, nội tiết, kháng thể... Trẻ không đủ protein sẽ ngưng tăng trưởng, sụt cân, hệ tiêu hóa kém, dễ mắc bệnh, ảnh hưởng đến tăng chiều cao.

Lysin: acid amin thiết yếu. Dễ bị phá hủy trong quá trình chế biến, nấu nướng. Trẻ thiếu lysin dẫn tới không tổng hợp được protein gây gầy, teo cơ, nhão cơ, biếng ăn. Thức ăn nhiều lysin: thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu, đậu nành.

Canxi: giúp xương phát triển vững chắc và tăng chiều cao. Nhu cầu canxi thay đổi theo tuổi, trung bình trẻ 6 tháng - 18 tuổi cần khoảng 400 - 700mg/ngày. Thức ăn có nhiều canxi: sữa, cua, ốc, tôm, tép, cá kho nhừ ăn cả xương, đậu phụ, các loại rau.

Vitamin A: sinh tố đặc biệt cần thiết cho sự tăng trưởng của trẻ. Ngoài ảnh hưởng đến mắt, da, sức đề kháng bề mặt cơ thể chống nhiễm trùng, khả năng chống oxy hóa, chống ung thư hóa, thiếu vitamin A cũng gây chậm tăng trưởng xương. Thức ăn nhiều vitamin A: sữa, trứng, cá, gan, thịt, rau lá xanh đậm, củ quả màu vàng cam (bí đỏ, cà rốt, gấc, đu đủ, xoài chín...).

Vitamin D: giúp hấp thu canxi tốt hơn. Hơn nữa, vitamin D giúp tăng tổng hợp chất protein. Cơ thể nhận một ít vitamin D từ thức ăn (sữa, bơ, phô mai, trứng, gan gà, dầu gan cá thu...) còn chủ yếu là tiền chất vitamin D nằm dưới da, khi tiếp xúc ánh nắng mặt trời trực tiếp sẽ giúp da tổng hợp vitamin D, với thời gian từ 15 - 30 phút/ngày.

Sắt: nguyên liệu để tạo máu. Thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu gây tăng trưởng chậm. Thức ăn nhiều sắt: gan, huyết, trứng, thịt, cá, đậu, rau dền, sữa có bổ sung sắt.

Kẽm: rất cần thiết cho nhiều hoạt động chuyển hóa của cơ thể, giúp phân chia tế bào, thúc đẩy sự tăng trưởng. Nhu cầu kẽm: 0,5 mg/kg cân nặng, tối đa 15mg mỗi ngày.

Iod: nguyên liệu tạo nên nội tiết tố tuyến giáp, tác động lên nhiều bộ phận cơ quan trong cơ thể để thúc đẩy sự tăng trưởng. Nhu cầu iod tăng dần theo tuổi: từ 50 - 150mcg/ngày. Thức ăn nhiều iod: muối iod, phô mai, trứng gà, sữa, cá biển, rau câu, tảo.

Tăng cường luyện tập TDTT

Nhiều nhà y học đã nghiên cứu và cho biết, tập TDTT có phương pháp có ý nghĩa lớn, nó làm tăng cường quá trình trao đổi chất trong cơ thể, tăng trọng khối xương khi trưởng thành. Khi luyện tập, tuần hoàn máu được lưu thông tốt hơn, trao đổi chất được tăng cường và hoóc-môn tăng trưởng (GH) tiết ra nhiều hơn.

Người ta xác định thời gian luyện tập với cường độ cao, kéo dài 1,5 – 2 giờ/ngày có thể làm tăng GH lên 3 lần. Ở những người tập TDTT ban ngày, về đêm lại thấy tăng GH lần nữa. Kết quả là cơ, tuần hoàn, dây chằng, xương khớp được kích thích làm cho toàn bộ cơ thể phát triển trong đó có chiều cao.

Cần coi trọng giấc ngủ của trẻ

Giấc ngủ đóng một vai trò quan trọng trong phát triển chiều cao, vì quá trình phát triển chiều dài xương trẻ em diễn ra vào ban đêm. Hoócmôn tăng trưởng GH chỉ tiết ra vào ban đêm khi trẻ đang ngủ say (khoảng 10 - 12 giờ đêm), trẻ ngủ ít, ngủ quá muộn sẽ không thể cao được. Gần đây, các nhà khoa học Mỹ (Đại học y Wisconsin ở Madison) đặt một thiết bị cảm biến vào xương chân những con cừu non để theo dõi quá trình phát triển dài xương, đã nhận thấy 90% sự phát triển xương diễn ra trong lúc đang ngủ.

Chiều cao chịu ảnh hưởng mạnh nhất là yếu tố dinh dưỡng với 30%, trong khi yếu tố di truyền cũng chỉ tác động đến 30% và vận động thể lực là 20%. Việc cung ứng đầy đủ năng lượng, các chất dinh dưỡng cần thiết trong giai đoạn phát triển của trẻ là hết sức cần thiết để trẻ có một chiều cao lý tưởng.

 

                                                                   Theo Báo SKĐS

 

Các tin khác


Ngăn chặn dịch sởi lây lan vì đã có 42 ca mắc và nghi mắc

Cả nước đã ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố.

Triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm 

Sáng 18/3, Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm (BKLN) năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành; lãnh đạo UBND, cán bộ phụ trách công tác y tế các huyện, thành phố.

Ra quân vận động người dân tham gia bảo hiển xã hội, bảo hiểm y tế

Ngày 16/3, hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024, Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức lễ phát động ra quân chương trình "Tuổi trẻ Bưu điện Việt Nam xung kích, tiên phong trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế” (BHXH, BHYT). Chương trình được kết nối trực tuyến đến điểm cầu tất cả các bưu điện tỉnh, thành phố, trung tâm toàn mạng lưới Bưu điện Việt Nam.

Huyện Tân Lạc quan tâm thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em

Những năm qua, công tác tiêm chủng mở rộng ở huyện Tân Lạc đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai và thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng đã góp phần thanh toán bệnh bại liệt; loại trừ được uốn ván sơ sinh; giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà; giảm tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ dưới 5 tuổi, khống chế và tiến tới loại trừ bệnh sởi; mở rộng diện bao phủ các vắc xin viêm não Nhật Bản, tả và thương hàn ở địa phương.

Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường

Gần đây, tại Hà Nội xuất hiện nhiều trẻ bị ho gà, có trẻ mắc bệnh khi mới 5 tuần tuổi. Trẻ ho gà có biểu hiện như thế nào? Cách phát hiện sớm ho gà, phân biệt ho gà và ho thông thường ra sao?

Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục