Vỏ quýt.

Vỏ quýt.

Ngày Tết, không ít người phải phiền lòng vì tình trạng rối loạn tiêu hóa. Phần vì tỳ vị của họ vốn đã có bệnh khiến cho chức năng co bóp, hấp thu và bài tiết các men tiêu hóa sút kém; phần vì ăn uống không điều độ, thức ăn quá nhiều chủng loại, quá nhiều đồ bổ béo, sống lạnh hoặc khó tiêu. Ðó là chưa kể đến điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đôi khi chưa đảm bảo, thời tiết không thuận lợi, nề nếp sinh hoạt nghỉ ngơi bị đảo lộn.

 

Tất cả gây nên một tình trạng rất khó chịu với các biểu hiện như bụng đầy trướng, ậm ạch khó tiêu, hay ợ hơi hoặc ợ chua, ăn uống không ngon miệng, tinh thần mỏi mệt, hơi thở hôi, rêu lưỡi dày, đại tiện không bình thường…

Trong y học cổ truyền, rối loạn tiêu hóa thuộc phạm vi các chứng “thương thực”, “trướng mãn”, “ách nghịch”, “vị hư”, “can vị bất hòa”… với các biện pháp chẩn trị hết sức phong phú. Trong đó, có một biện pháp xử lý rất đơn giản, tiện lợi, rẻ tiền mà không kém phần hiệu quả là sử dụng các loại trà tiêu thực. Bài viết này xin được giới thiệu một số công thức và cách dùng trà tiêu thực điển hình để bạn đọc có thể tham khảo và vận dụng khi cần thiết.

Phương 1: Chỉ thực sao 30g, bạch truật sao 60g, thần khúc sao 50g. Tất cả tán vụn, mỗi lần dùng 20g cho vào túi vải, đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày, mỗi ngày dùng 1 - 2 lần. Công dụng: kiện tỳ tiêu thực, hành khí đạo trệ, dùng rất tốt cho những người vốn bị viêm dạ dày, viêm đại tràng mạn tính nay thức ăn đình trệ, chậm tiêu, trướng bụng đầy hơi, buồn nôn hoặc nôn, đại tiện lỏng loãng… Trong phương, bạch truật là chủ vị, có công năng kiện tỳ ích vị; chỉ thực và thần khúc tiêu trệ, kích thích tiêu hóa, làm hết đầy trướng. Cả ba vị phối hợp với nhau tạo nên công năng tiêu thực khá tốt. Tuy nhiên, những người bị viêm loét dạ dày tá tràng thể đa toan thì không nên dùng bài này.

Phương 2: Mạch nha sao 10g, sơn tra sao 6g, đường đỏ vừa đủ. Các vị đem tán vụn rồi cho vào bình kín, hãm với nước sôi trong 20 phút, uống thay trà trong ngày, mỗi ngày dùng từ 1 - 2 lần. Công dụng: tiêu tích hóa trệ, dùng rất tốt cho những người khỏe mạnh nhưng do ăn uống vô độ, thức ăn đình trệ mà gây ra đầy trướng, ợ hôi nuốt chua, buồn nôn và nôn ra thức ăn có mùi chua hăng, rêu lưỡi dày bẩn, đại tiện không ổn định…
 
Trong phương, mạch nha và sơn tra đều có công năng tiêu thực, mạch nha tiêu chất bột, sơn tra tiêu thịt và mỡ. Sách Bản thảo cương mục viết: “Sơn tra hóa ẩm thực, tiêu nhục tích”. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, trong mạch nha có chứa một số men tiêu hóa và sinh tố nhóm B, trong sơn tra có chứa lipase có tác dụng kích thích dịch vị tăng tiết, điều chỉnh sức co bóp của cơ trơn, góp phần thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn.
 Trà diệp.
Phương 3:
Trà diệp 10g, gạo tẻ 30g sao đen, gừng tươi 2 lát. Tất cả các vị tán vụn, đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: kiện tỳ tiêu thực, dùng thích hợp cho những người bị thương thực biểu hiện bằng các triệu chứng đầy bụng, chậm tiêu, ợ chua, buồn nôn, đại tiện lỏng loãng… Theo quan niệm của y học cổ truyền trà diệp có công dụng hạ khí tiêu thực. Sách Bản thảo kinh sơ viết: “Trà diệp hạ khí tiêu thực giả, khổ năng hạ tả, nhi kiêm điều trừ tràng vị, tắc thực tích tự tiêu hĩ” (lá trà vị đắng có thể cầm đi lỏng, tiêu thức ăn, điều hòa chức năng dạ dày và ruột khiến cho thực tích tự tiêu).
 
Nghiên cứu hiện đại cho thấy, chất cafein trong trà diệp có tác dụng kích thích dịch vị tăng tiết, làm tăng cảm giác thèm ăn, thúc đẩy quá trình tiêu hóa của dạ dày. Mặt khác, với hàm lượng tanin khác cao, trà diệp còn làm săn se niêm mạc và cầm đi lỏng rất tốt. Trong phương, gừng tươi cũng có tác dụng kích thích tiêu hóa, làm ấm bụng và kháng khuẩn.
 
Phương 4: Chỉ thực sao 10g, bạch truật sao 20g, sinh địa 20g. Tất cả các vị đem thái vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: kiện tỳ tiêu tích, dưỡng âm thông tiện, dùng cho những người bị rối loạn tiêu hóa thuộc thể Khí âm lưỡng hư biểu hiện bằng các triệu chứng bụng đầy, chậm tiêu, ăn không ngon miệng, mệt mỏi nhiều, miệng khô, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ, chát lưỡi đỏ…
 
Trong phương, sinh đại có công năng bồi bổ phần âm, làm cho đỡ táo kết; bạch truật vừa kiện tỳ trừ thấp lại vừa sinh tân dịch khiến cho quá trình tiêu hóa thức ăn được thuận lợi; chỉ thực có tác dụng tăng sức co bóp cơ trơn, kích thích bài tiết dịch tiêu hóa. Ba vị phối hợp chặt chẽ với nhau tạo nên công dụng tiêu thực thông tiện độc đáo của bài thuốc.
Phương 5:

Đại táo 10g, vỏ quýt hoặc vỏ cam 10g, gừng khô 15g. Các vị thuốc thái vụn, đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15 - 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: ôn bổ tỳ vị, hành khí tiêu thực, dùng thích hợp cho người bị rối loạn tiêu hóa do ăn nhiều đồ ăn sống lạnh và khó tiêu hoặc bị đầy bụng trướng hơi do cảm lạnh. Trong phương, ngoài gừng khô có tác dụng ôn ấm và trợ giúp tiêu hóa, vỏ quýt vốn chứa nhiều tinh dầu có công năng kích thích bài tiết dịch vị và dịch ruột, điều hòa sức co bóp cơ trơn ở thành ống tiêu hóa và bài trừ khí trệ trong lòng ruột. Phương trà này có thể dùng lâu dài cho những người bị viêm dạ dày, viêm ruột mạn tính thuộc thể hư hàn, đại tiện thường xuyên lỏng loãng.

Nhìn chung, các phương trà tiêu thực trên đây đều rất đơn giản, dễ kiếm, dễ chế và cũng dễ sử dụng. Nói là trà nhưng thực chất là lấy thuốc thay trà, mượn cách pha và dùng trà để chiết xuất và đưa chất thuốc vào trong cơ thể nhằm mục đích trợ giúp quá trình tiêu hóa. Các vị thuốc có thể tự kiếm hoặc mua dễ dàng tại các cơ sở đông dược. Vấn đề còn lại là ở chỗ các phương trà dược này thực sự có hiệu quả hay không và hiệu quả đạt được ở mức độ nào. Câu trả lời chính xác xin để dành cho những người không may bị rối loạn tiêu hóa trong những ngày Tết nếu như họ tin và mạnh dạn sử dụng các phương trà giản dị và độc đáo này.

 

                                                                 Theo Báo SKĐS

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Đoàn khảo sát tiến hành khảo sát thực tế tại doanh nghiệp tư nhân thương mại và dịch vụ Ngọc Hà (TPHB) - cơ sở thực hiện tốt các quy định về ATVSTP.
Không sử dụng chảo chống dính ở nhiệt độ cao trong thời gian dài. Ảnh: TL

Gần nửa số người chết vì HIV/AIDS tập trung tại phía Nam

Năm 2011 cả nước có hơn 52 nghìn người tử vong vì nhiễm HIV/AIDS, riêng khu vực phía Nam, căn bệnh này đã cướp đi sinh mạng của gần 24 nghìn người. Trong đó số ca lây nhiễm ở nam có quan hệ đồng giới đang ở mức cao.

Nâng cao nhận thức về bệnh tim mạch

Ngày 4/1/2012, Viện Tim mạch Quốc gia phối hợp với Hội Tim mạch học Việt Nam chính thức giới thiệu Chuyên mục Giáo dục sức khỏe cộng đồng về bệnh tim mạch với mục đích nâng cao nhận thức cộng đồng về bệnh lý tim mạch và những biến chứng nhằm hạn chế nguy cơ mắc, cách kiểm soát bệnh và chăm sóc người thân khi mắc các bệnh tim mạch.

Thuốc điều trị viêm gân cơ

Viêm gân cơ là một bệnh khá phổ biến. Bệnh không chỉ gặp ở những người lao động nặng, vận động viên thể dục thể thao mà còn gặp ở những người ngồi văn phòng và dùng máy tính nhiều.

Bệnh viêm xoang ở trẻ em

Viêm xoang có thể gặp ở trẻ em, kể cả trẻ sơ sinh nhưng rất hiếm, khoảng 0,1% trong tổng số các bệnh nhân bị viêm xoang. Viêm xoang ở trẻ sơ sinh chủ yếu là viêm hệ thống xoang sàn.

Chủ động phòng, chống dịch cúm mới xuất hiện

Trước thông báo của Trung tâm Dự phòng và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) về việc tại bang Iowa của nước này đã phát hiện 3 trường hợp nhiễm chủng virut cúm mới, mới đây Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã có công điện gửi các Viện vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur yêu cầu chủ động phòng, chống dịch cúm mới xâm nhập và lây lan tại Việt Nam, nhất là trong điều kiện thời tiết lạnh và diễn biến bất thường như hiện nay.

Cao Phong: Chủ động phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm

(HBĐT) - Thời tiết rét đậm, rét hại vừa qua đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ sản xuất vụ chiêm - xuân năm 2012 của nông dân trong huyện, đồng thời gây thiệt hại không nhỏ trên đàn gia súc, gia cầm do nguy cơ dịch bệnh đang tăng cao. Chính vì vậy, Cao Phong đang cấp bách triển khai thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ, chăm sóc đàn gia súc, gia cầm, anh Phạm Hồng Quân, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Cao Phong cho biết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục