Quẩy chờ nguội trên nền tạm sỏi đá.

Quẩy chờ nguội trên nền tạm sỏi đá.

Mục sở thị công đoạn làm quẩy, chắc các thực khách không dám ăn.

 

Nơi làm quẩy nằm sâu trong ngõ 488, phố Trần Cung, xóm 4, xã Cổ Nhuế (huyện Từ Liêm, Hà Nội), ngay cạnh một khúc sông Tô Lịch bị ô nhiễm nặng, rộng khoảng 20m2, nóng và nặng mùi.
 
Đồ đạc bên trong khá cũ, căn nhà cũng ọp ẹp, những chiếc quẩy vẫn còn dư thừa sau một ngày mang bán nằm lăn lóc trên chiếc mẹt cũ kỹ quyện với mùi mỡ cháy, mùi sông hồ tạo thành thứ mùi khó chịu.

Mỡ dùng để rán được đựng trong một chiếc chum sứ, bên ngoài váng mỡ đen ngòm, nước mỡ bên trong cũng đen không kém.
Những chiếc quẩy trước khi rán chỉ bằng ngón tay út, nhưng trong chảo mỡ sôi thì nở ra gấp đến chục lần, sau đó được vớt ra một chiếc rổ sắt to vắt ngang chảo mỡ.

Người đàn ông, chủ xưởng quẩy này cho biết, mỗi ngày làm đến vài chục cân quẩy. Quẩy được mang đến các nơi trong nội thành Hà Nội, thường thì có hai người con trai sẽ giao hàng đến tận nơi, ít khi có chủ cửa hàng nào đến đây để lấy quẩy. 

 
Quẩy để tênh hênh bên dòng nước sông Tô

Những chiếc quẩy khi làm xong, bẻ ra sẽ thấy rỗng bên trong, ăn vào nhạt và có vị ngấy, khét.

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Minh Kiều, chủ tịch Hội Dinh dưỡng Thực phẩm TP.HCM, việc chiên đi chiên lại nhiều lần mỡ, dầu ăn là một việc làm không tốt cho sức khỏe. Dầu ăn chiên nhiều lần sẽ dễ bị oxy hóa do tiếp xúc với oxy từ bên ngoài môi trường sẽ gây các bệnh lý mãn tính như ung thư, tiểu đường, tim mạch.

Ngoài ra, dầu bị đun nóng nhiều lần làm thay đổi thành phần hóa học: vitamin A, E và một số chất dinh dưỡng trong dầu bị phá hủy và sẽ xuất hiện một số chất độc như aldehyde, fatty acid oxide… Những chất này, khi đi vào cơ thể, sẽ phá hủy các men tiêu hóa làm khó tiêu, gây nhức đầu, chóng mặt, đau bụng, tiêu chảy, huyết áp tăng cao...
 
Cối xay bột làm quẩy cáu cạnh

Xô múc mỡ rán quẩy đặt ngay dưới đất

Hai chum mỡ bên trong đen sì, mốc rêu...

Khu làm bột quẩy chẳng khác công trường xây dựng

Cơ sở sản xuất quẩy cung cấp cho các hàng ăn

Quẩy thành phẩm

Khó có thể tin đây là khu chế biến quẩy 
 
 
 
             Theo DanTri
 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục