Chuồng trại không đảm bảo, tâm lý ngại điều trị, đàn vịt 20 ngày tuổi của hộ chăn nuôi Bạch Công Yên ở xóm Bợi, xã Tú Sơn (Kim Bôi) vẫn lây mắc và chết bởi bệnh thương hàn ghép E.coli.
(HBĐT) - Môi trường chưa xử lý thường xuyên, vấn đề tiêm phòng bệnh chưa được các hộ chăn nuôi thực sự chú trọng… là thực trạng đáng lưu tâm gây ảnh hưởng trực tiếp đến chăn nuôi gia cầm, thủy cầm. Đang trong thời điểm nhiều bệnh dịch có nguy cơ bùng phát, lây lan. Dịch cúm A/H5N1 tuy chưa xâm nhập nhưng một số bệnh dịch như tụ huyết trùng, tả… đã xuất hiện trên địa bàn làm thiệt hại đáng kể.
Theo biên bản kiểm tra dịch lập ngày 1/3/2012 của Trạm Thú y huyện Kim Bôi, tổng đàn thủy cầm của hộ ông Bạch Công Yên ở xóm Bợi, xã Tú Sơn là 1.000 con, hiện số con chết bệnh là 497. Qua tiến hành kiểm tra, triệu chứng lâm sàng của đàn vịt như đi ngoài phân xanh, phân trắng, sưng mí mắt, viêm huyết mạc mắt, tư thế chết tự do. Bệnh tích mổ khám gia cầm chết cho thấy miệng có màng nhầy, thức ăn không tiêu hóa, gan, mật sưng, phổi viêm teo dính, ruột viêm, thận xuất huyết dẫn đến kết luận gia cầm chết nghi do bệnh thương hàn ghép E.coli.
Phải tiêu hủy đàn vịt gần 500 con mắc bệnh, hộ chăn nuôi Bạch Công Yên chua xót: Ngày 25/2, đàn gia cầm bắt đầu phát bệnh. Chỉ 5 ngày sau đó, đàn vịt cả nghìn con của gia đình đã chết mất một nửa. Số vịt này đã nuôi gần 60 ngày tuổi, trọng lượng bình quân mỗi con đạt 3,5 kg/con, lẽ ra chỉ sau nửa tháng nữa là có thể xuất bán ra thị trường… Nào ngờ, vịt bỗng chốc chết hàng loạt vì bệnh, gia đình ông lâm vào tình cảnh bí bách bởi toàn bộ vốn liếng dành dụm cùng với vốn vay ngân hàng đã đầu tư cả vào đây. Thiệt hại ước tính hơn 60 triệu đồng. Riêng đầu tư mua giống, thức ăn cho vịt đến nay ngót nghét 40 triệu đồng.
Tại huyện Lạc Thủy, hiện tượng gia cầm mắc bệnh tụ huyết trùng cũng đã xảy ra vào đợt mưa, rét hồi cuối tháng 2, nổi cộm ở xã An Lạc. Theo bà Hoàng Thị Thu Hằng – Trưởng phòng NN& PTNT huyện, số lượng gia cầm mắc thường rải rác trong nhân dân, tỷ lệ chết từ 80% - 90%. Để dập dịch, ngay khi thú y cơ sở thông báo gia cầm ốm, chết, huyện đã triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh theo quy định Pháp lệnh Thú y như yêu cầu hộ chăn nuôi cách ly con ốm để tiện theo dõi và chăm sóc, điều trị theo phác đồ, không bán chạy gia cầm ốm và các hình thức trao đổi làm phát tán, lây lan dịch bệnh. Đối với cơ quan chuyên môn thực hiện tốt việc hướng dẫn hộ chăn nuôi thường xuyên vệ sinh, khử trùng tiêu độc chuồng trại. 3 chốt kiểm dịch tại các tuyến tăng cường hoạt động, tích cực kiểm soát ngăn chặn dịch từ nơi khác xâm nhập vào địa bàn.
Có một thực tế là nguyên nhân xảy ra bệnh dịch trong đàn gia cầm, thủy cầm thường do phía hộ chăn nuôi chưa chủ động trong phòng bệnh cho đàn. Cụ thể là công tác vệ sinh ở nhiều cơ sở, hộ chăn nuôi gia cầm chưa tốt, môi trường ô nhiễm và chuồng trại che chắn không đảm bảo. Đặc biệt là nhiều hộ chăn nuôi thủy cầm làm chuồng trại hết sức sơ sài, chỉ quây lưới mà không có lều, mái che cộng với thói quen chăn thả ven sông, suối rất dễ phát tán và lây nhiễm. Tại thời điểm nắm bắt tình hình dịch ở xóm Bợi, xã Tú Sơn, theo quan sát của chúng tôi, các hộ thường chăn nuôi gà, vịt với quy mô nhỏ lẻ, chuồng trại tạm bợ. Duy có hộ ông Bạch Công Yên chăn nuôi với quy mô tập trung nhưng vệ sinh chuồng trại kém. Ngoài nguồn thức ăn chính là cám chăn nuôi, gia đình còn tận dụng lạch suối chạy qua để chăn thả thủy cầm. Vì lẽ đó, khi đàn vịt phát bệnh, khả năng lây lan mạnh, yếu tố nguồn nước cũng dễ truyền vi trùng sang vùng khác trong khi tiêu độc trong môi trường nước là không thể.
Thêm vào đó, hộ chăn nuôi chưa thực sự chú ý tới công tác tiêm phòng bệnh cho gia cầm, thủy cầm. Theo ông Quách Công Mật – Trưởng trạm thú y huyện Kim Bôi, tiêm vắcxin phòng bệnh chi phí thấp, hiệu quả cao nhưng đến nay, công tác này vẫn gặp trở ngại. Nhiều người chăn nuôi có tâm lý ngại bắt, ngại tiêm, khi ốm lại thường ngại chữa. Hơn thế, không ít hộ khi phát hiện gia cầm, thủy cầm mắc bệnh đã tìm cách bán “chạy” khiến bệnh phát tán nhanh hơn. Theo thống kê, tổng đàn gia cầm, thủy cầm của huyện hiện có trên 400.000 con nhưng từ đầu năm đến nay mới tiêm 20.000 liều vắcxin phòng bệnh tả, newcatxon, tụ huyết trùng… theo yêu cầu từ phía hộ chăn nuôi. Tỷ lệ tiêm phòng thấp cũng là một trong những yếu tố thiếu chủ động trong phòng dịch bệnh cho gia cầm, thủy cầm.
Tỉnh ta không nằm trong vùng khống chế dịch cúm gia cầm nên công tác phòng cúm A/H5N1 được thực hiện cơ bản bằng biện pháp tổng hợp. Cụ thể đã tiến hành Tháng vệ sinh tiêu độc, khử trùng phòng chống bệnh cúm gia cầm từ ngày 15/2 – 15/3 đảm bảo trên 90% môi trường chăn nuôi được an toàn vụ đông - xuân. Ông Trần Vinh Xương – Phó chi cục Thú y khuyến cáo: Để phát triển chăn nuôi bền vững, hộ chăn nuôi không thể xem nhẹ công tác vệ sinh phòng bệnh và tiêm phòng vắcxin. Chủ động tiêu độc môi trường định kỳ và phòng bệnh bằng thuốc sẽ ngăn ngừa, giảm thiểu yếu tố dịch bệnh, giảm nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cho đàn gia cầm, thủy cầm. Khi phát hiện con ốm, bệnh, cần báo ngay cho chính quyền, thú y cơ sở để xác định, giám sát bệnh dịch và khống chế dịch kịp thời.
Bùi Minh
(HBĐT) - Xã hội hóa y tế với mục đích đa dạng hóa các hình thức cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe: Nhà nước, tập thể, dân lập, tư nhân..., trong đo, ự xác định vai trò chỉ đạo của Nhà nước. Ngành y tế tỉnh triển khai mục tiêu đa dạng hóa các loại hình chăm sóc sức khỏe góp phần giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước, khuyến khích đưa các dịch vụ y tế có chất lượng đến gần cộng đồng.
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 14/2012/QÐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 139/2002/QÐ-TTg về khám, chữa bệnh cho người nghèo.
Liên bộ Y tế- Tài chính vừa ban hành thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT- BYT- BCT ban hành mức tối đa khung giá một số dịch vụ khám, chữa bệnh trong các cơ sở khám, chữa bệnh Nhà nước.
Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang vừa gửi đơn lên Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan TƯ, phản ánh về việc lộ thông tin mật ra báo chí về kết quả kiểm phiếu trong buổi họp xem xét kỷ luật ngày 16/02/2012 của Thường vụ Đảng ủy Bộ Y tế.
(HBĐT) - Với năng lực chuyên môn cán bộ y tế ngày càng nâng lên, cơ sở vật chất được tăng cường, chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu ở xã vùng sâu Lạc Sỹ (Yên Thủy) gần đây có sự cải thiện đáng kể, đáp ứng nhu cầu của người dân.
Theo một nghiên cứu mới đăng ngày 1/3 trên trang web tạp chí Stroke của Hiệp hội tim mạch Mỹ, thời gian bị tiểu đường càng lâu thì nguy cơ bị đột quỵ càng lớn.