Hộ chăn nuôi xóm Nhõi 3, xã Xuân Phong điều trị cho trâu nhiễm bệnh LMLM theo phác đồ hướng dẫn.

Hộ chăn nuôi xóm Nhõi 3, xã Xuân Phong điều trị cho trâu nhiễm bệnh LMLM theo phác đồ hướng dẫn.

(HBĐT) - Mới đây, trên địa bàn huyện Cao Phong xuất hiện ổ dịch LMLM tại xóm Nhõi 3, xã Xuân Phong. Tính đến ngày 9/3 đã có 11 hộ chăn nuôi có trâu, bò nhiễm bệnh với tổng số 21 con mắc. Công tác phòng, chống dịch LMLM đang được huyện tích cực triển khai.

 

Với các biểu hiện triệu chứng lâm sàng rất điển hình như mồm miệng, trâu bò viêm loét, chảy nhiều nước bọt như bọt xà phòng, niêm mạc miệng và lưỡi bị bong, quanh rìa các móng chân trâu bò có mụn nước viêm làm nứt rìa móng, số trâu, bò nhiễm bệnh tại xóm Nhõi 3 đang được điều trị tích cực và cách ly, đồng thời được giám sát chặt chẽ. Hộ ông Bùi Văn Đỉnh là một trong số các hộ có trâu bị LMLM đầu tiên của xóm Nhõi. Ông Đỉnh cho biết: Sau vụ cấy vừa rồi, gia đình có lùa trâu lên thả trên đồi để chúng tự kiếm cỏ ăn. Mấy ngày sau thấy có 1 con rồi cả 2 con trâu đều phát bệnh, bỏ ăn. Lo lắng, gia đình tìm thú y cơ sở nhờ xem giúp, tìm hiểu nguyên nhân và thông báo đến cơ quan chuyên môn để xác định bệnh và điều trị. Cùng thời điểm đó,  tại ổ dịch xóm Nhõi còn có một số hộ khác phát hiện có trâu, bò nhiễm bệnh là hộ ông Bùi Văn Quyết, Bùi Văn Biển… Đến ngày 9/3, thêm các hộ ông Bùi Văn Phục, Bùi Văn Kim, Bùi Văn Nhung, Bùi Văn Dũng có trâu bò LMLM với số lượng thấp nhất 1 con, nhiều nhất là 4 con/hộ.

 

Theo anh Nguyễn Đăng Khoa – cán bộ thú y cơ sở xã Xuân Phong, LMLM là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đối với loài động vật móng guốc chẵn có nguy cơ gây chết gia súc non và gia súc già yếu rất cao. Trước nguy cơ dịch lây lan diện rộng, huyện đã kịp thời thực hiện các biện pháp khống chế, dập dịch. Cụ thể là ngay khi phát hiện ổ dịch LMLM, chính quyền xã Xuân Phong đã tiến hành khử trùng tiêu độc chuồng trại chăn nuôi cho 100% hộ chăn nuôi ở xóm Nhõi 3, nhất là các hộ có trâu, bò nhiễm bệnh. UBND xã và trưởng xóm làm việc với các hộ có trâu bò mắc bệnh yêu cầu không chăn thả trâu, bò đã nhiễm bệnh ra ngoài đồng cỏ. Trâu, bò phải nhốt tại chuồng để chăm sóc và điều trị cho đến khi khỏi, ít nhất qua 21 ngày. Tình hình diễn biến tại ổ dịch được báo cáo thường xuyên về trạm thú y. Công tác giám sát phun khử trùng tiêu độc, rắc vôi bột vào chuồng trại, hố phân gia súc thường xuyên được đẩy mạnh.

 

Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch LMLM, huyện đã triển khai nhiều biện pháp tổng hợp phòng, chống lây lan như tại ổ dịch kịp thời cách ly con ốm để điều trị kết hợp tư vấn cho người chăn nuôi sử dụng thuốc nam kết hợp thuốc tây y. Từ nguồn ngân sách huyện hỗ trợ, kế hoạch tiêm phòng bệnh LMLM cho trâu, bò vụ xuân hè được triển khai từ ngày 4 – 20/3 giúp chủ động tạo miễn dịch cho đàn gia súc, đồng thời chủ động phòng dịch lây lan. Theo đó có 8.000 con trâu, bò được tiêm phòng bệnh LMLM, phấn đấu đạt mục tiêu 89% tổng đàn trâu, bò của cả huyện được tiêm mũi LMLM.  

 

Ông Nguyễn Văn Vượng – Trưởng trạm thú y huyện cho rằng: diễn biến phức tạp của thời tiết mưa rét kéo dài, địa bàn chưa tổ chức tiêm nhắc lại mũi LMLM là một trong những nguyên nhân xuất hiện ổ dịch. Trong lúc này, hộ chăn nuôi gia súc, nhất là hộ đang có trâu, bò mắc bệnh trên địa bàn cần thực hiện nghiêm túc quy trình phòng - chống dịch. Cụ thể là tăng cường phát hiện dịch bệnh, thực hiện 5 không (không giấu dịch, nghiêm cấm mua bán trâu, bò, sản phẩm của trâu, bò mắc bệnh LMLM, nghiêm cấm không chăn thả trâu, bò đã nhiễm bệnh, không vứt xác động vật và phủ tạng động vật bừa bãi, nghiêm cấm không vận chuyển trâu, bò ra khỏi vùng dịch). Lưu ý, hộ chăn nuôi tuân thủ đúng phác đồ điều trị gia súc mắc bệnh là dùng chất chua, chát như chanh, khế, lá ổi, nước chè đặc để trâu, bò uống và rửa vết loét; dùng thuốc sát trùng và kháng sinh để sát trùng, tiêm thuốc kháng sinh để chống nhiễm trùng kế phát; tăng cường chống đói, rét cho gia súc, cho trâu, bò ăn thức ăn dễ tiêu để nâng cao sức khỏe và sức đề kháng.

 

                                                                                 

                                                                     P.V

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục