Cán bộ Trung tâm YTDP tỉnh chuẩn bị thiết bị, hóa chất sẵn sàng phòng, chống dịch tay-chân-miệng.
(HBĐT) - Năm 2011, lần đầu tiên bệnh tay-chân-miệng xuất hiện trên địa bàn tỉnh với 2.476 ca mắc tại 185/210 xã, phường, thị trấn. Dịch bùng phát mạnh trong khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 10, đến cuối tháng 12 đã giảm và cơ bản ổn định.
Bà Trần Thị Ái Hương, Giám đốc Trung tâm YTDP tỉnh cho biết: Những đặc điểm của bệnh tay-chân-miệng trong những tháng đầu năm 2012 cho thấy bệnh có thể diễn biến phức tạp hơn năm 2011. Thông thường bệnh có hai đỉnh vào tháng 4, 5 và tháng 8, 9. Năm nay, bệnh đã xuất hiện ngay từ đầu năm và tiếp tục có chiều hướng tăng, chứng tỏ diễn biến phức tạp và sự tồn tại của mầm bệnh ngoài môi trường. Kết quả xét nghiệm lấy từ mẫu bệnh phẩm của người tiếp xúc, chăm sóc trẻ tại trường học và gia đình khiến cán bộ y tế cũng phải giật mình vì có đến 50,5% số mẫu có vi rút bệnh tay-chân-miệng. Đây là những người lành mang trùng có thể lây cho bất cứ ai và dễ phát ra ở trẻ em vì sức đề kháng của trẻ còn yếu. Trong khi đó, diễn biến thời tiết nóng, lạnh, ẩm ướt thất thường làm cho vi rút phát triển mạnh. Bệnh lại chưa có vắc xin phòng, một bệnh nhân có thể mắc đi mắc lại nhiều lần. Một khó khăn nữa được rút ra từ đợt dịch năm 2011 là địa bàn tỉnh rộng, kiến thức phòng bệnh của bà con vùng cao còn hạn chế, khó khăn cho việc tuyên truyền. Cán bộ y tế rộng khắp nhưng còn kiêm nhiệm nhiều chương trình, không có kinh phí thường xuyên cho công tác phòng, chống dịch nên nhiều hoạt động chưa triển khai kịp thời. Năm 2011, toàn quốc có 200 ca tử vong, những tháng đầu năm 2012 cũng đã có hàng chục ca chết vì bệnh tay-chân-miệng. Ở tỉnh ta, số ca mắc khá nhiều nhưng chưa có ca tử vong đã làm nảy sinh tư tưởng chủ quan, lơ là.
Trước tình hình bệnh tay-chân-miệng có chiều hướng tăng trở lại, Trung tâm YTDP tỉnh đã thực hiện giám sát tại các huyện Kim Bôi, Kỳ Sơn, Cao Phong, Mai Châu nhằm xác minh các ca bệnh và giám sát công tác phòng, chống dịch. Bà Trần Thị Ái Hương cho biết thêm: Các ổ dịch chủ yếu tập trung tại khối trường học nên bùng phát mạnh. Qua giám sát cho thấy, nhiều xã triển khai biện pháp phòng, chống dịch quyết liệt thì dịch giảm nhanh như Đú Sáng (Kim Bôi), Hợp Thành (Kỳ Sơn) nhưng vẫn còn địa phương lúng túng trong công tác này như Đông Phong (Cao Phong). Tại một số đơn vị còn thiếu các tài liệu truyền thông. Khu cách ly của Bệnh viện huyện Kim Bôi chưa sử dụng đúng mục đích do quá tải bệnh nhân nên có cả các bệnh nhân khoa nội-nhi-lây nằm tại đây. Để phòng, chống dịch có hiệu quả, Trung tâm YTDP tỉnh đã có kế hoạch cấp bổ sung tờ rơi vào trung tuần tháng 3/2012. Đồng thời, đa dạng nhiều hình thức tuyên truyền như phối hợp với các hội, đoàn thể quần chúng để truyền thông đến từng hội viên. Trung tâm cũng yêu cầu Trung tâm YTDP các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch năm 2012; thực hiện giám sát 100% các ca bệnh tại địa bàn, lấy mẫu xét nghiệm các ổ dịch mới; cấp bổ sung chloramin B cho các địa phương có ổ dịch; cấp tài liệu truyền thông cho bệnh viện. Đối với các bệnh viện, thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm theo quy định; bổ sung trang thiết bị đầy đủ cho khu cách ly. Đối với trạm y tế xã, phường, thị trấn ngoài thực hiện giám sát, phòng, chống dịch cần nâng cao chuyên môn, chú ý chẩn đoán phân biệt với các bệnh truyền nhiễm khác. Còn đối với người dân, biện pháp tốt nhất hiện nay vẫn là chủ động giữ vệ sinh ăn uống, rửa tay bằng xà phòng, mở cửa các phòng học và phòng sinh hoạt gia đình để diệt vi khuẩn. Với những trường hợp trẻ sốt cao kèm theo hiện tượng nổi các mụn nước đỏ ở lòng bàn tay, bàn chân hoặc toàn thân, cần đưa ngay đến cơ sở y tế để theo dõi điều trị. Không nên tự ý điều trị bệnh ở nhà vì rất dễ xảy ra biến chứng. Đối với các trường mầm non, nếu phát hiện có 2 trẻ cùng một lớp bị bệnh thì phải nghỉ học 10 ngày đối với cả lớp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất sự lây lan của bệnh trong cộng đồng.
Cẩm Lệ
Gần hai thập kỷ gần đây việc sử dụng trái phép hoóc-môn nhóm β-agonists để kích thích tăng trưởng, tạo thịt siêu nạc đã được cảnh báo ở Châu Âu và Mỹ. Đây cũng là vấn đề bức xúc của các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam.
Kháng sinh là một loại hóa dược có tác dụng chống lại sự xâm nhập, tấn công của vi trùng đối với cơ thể tao nên bệnh cảnh sốt, nhiễm trùng. Tuy nhiên, phải dùng kháng sinh như thế nào cho đúng, cho có hiệu quả?
Dù mới qua 2 tháng đầu năm nay nhưng tình hình dịch bệnh tại TPHCM đang diễn biến phức tạp. Với hơn 900 ca mắc tay chân miệng, tăng 3,6 lần so với cùng kỳ năm 2011, các bệnh dịch sốt xuất huyết, tiêu chảy, viêm màng não cũng đang tăng dần theo thời tiết nắng nóng. Tại buổi giao ban y tế 24 quận huyện vừa qua, lãnh đạo ngành y tế lo ngại nhiều dịch bệnh đang gia tăng trở lại cùng lúc.
“Từ tháng 5.2010 đến tháng 10.2011, Bệnh viện Việt Đức đã tiến hành ghép gan, thận và tim cho 13 trường hợp từ 5 trường hợp chết não” - GS.TS Nguyễn Tiến Quyết- Giám đốc Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) cho biết như vậy ngày 8.3.
(HBĐT) - Mới đây, trên địa bàn huyện Cao Phong xuất hiện ổ dịch LMLM tại xóm Nhõi 3, xã Xuân Phong. Tính đến ngày 9/3 đã có 11 hộ chăn nuôi có trâu, bò nhiễm bệnh với tổng số 21 con mắc. Công tác phòng, chống dịch LMLM đang được huyện tích cực triển khai.
(HBĐT) - Theo số liệu của Trung tâm phòng – chống HIV/AIDS (Sở Y tế), chỉ trong 2 tháng (từ ngày 10/12/2011), toàn tỉnh phát hiện thêm 34 người nhiễm HIV. Trong đó, huyện Lạc Sơn phát hiện thêm 28 ngwoif, huyện Mai Châu thêm 4 người, huyện Lương Sơn thêm 1 người, TPHB thêm 1 người.