Tổ chức đợt tiêm vắc xin phòng bệnh tụ huyết trùng tại xã Tân Phong.
(HBĐT) - Đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định, nhiều năm không để xảy ra bệnh dịch lớn trên địa bàn là những nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và nhân dân xã Tân Phong (Cao Phong) trong công tác chăn nuôi vốn được xem là một trong những thế mạnh kinh tế của địa phương. Đặc biệt là từ sau khi mô hình vùng an toàn dịch bệnh được triển khai, ý thức phòng chống, chăm sóc đàn gia súc, gia cầm của người dân được nâng lên đáng kể.
Theo thống kê mới đây, đàn trâu, bò của xã có 621 con, tăng gần 100 con so với trước. Cùng với việc gia tăng số lượng đàn gia súc, đàn gia cầm cũng ngày càng nhân rộng về quy mô với số lượng gần 12.300 con. Qua chăn nuôi nhiều năm, bà con đúc rút kinh nghiệm từ những năm trước khi thời tiết rét đậm, rét hại, hầu hết các hộ chăn nuôi trên địa bàn xã đã có ý thức bảo vệ đàn gia súc, bằng cách chủ động nhốt trâu, bò, không thả rông, thực hiện tiêm vắc xin LMLM, tụ huyết trùng cho đàn vật nuôi, định kỳ hàng tháng tổ chức phun tiêu độc khử trùng. Tổng đàn lợn của xã hiện có 1.637 con, đã được tiêm phòng 100%.
Duy trì vùng an toàn dịch bệnh, ngoài tiêm phòng tạo chủ động miễn dịch, cấp ủy, chính quyền xã còn tích cực vận động, đôn đốc bà con thực tốt công tác phòng chống, không để xảy ra dịch bệnh. Bên cạnh đó, tích cực tuyên truyền cho nhân dân chủ động che chắn chuồng trại, tận dụng, dự trữ nguồn thức ăn sẵn có như rơm rạ phơi khô, lá mía… phòng tránh để trâu, bò đói, rét... Bên cạnh đó, tổ chức các buổi họp xóm, kết hợp truyền thông trên loa đài để bà con nắm bắt và chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm.
Hiện nay, đàn vật nuôi phát triển ổn định, không để xảy ra dịch bệnh đã tạo động lực cho hộ chăn nuôi và góp phần phát triển kinh tế. Chị Bùi Thị Hậu - hộ chăn nuôi có số lượng trâu lớn nhất xóm Cạn Hạ chia sẻ: Từ khi đề tài xây dựng vùng an toàn dịch bệnh được thực hiện ở Tân Phong, gia đình tôi luôn áp dụng thực hiện đúng các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Theo đó, đàn gia súc, gia cầm của gia đình luôn sinh trưởng và phát triển tốt, không xảy ra dịch bệnh, kinh tế gia đình cũng từng bước được cải thiện.
Ông Bùi Văn Thoa, Phó Chủ tịch UBND xã nhận định: So với năm 2010, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm của xã giảm đáng kể, đặc biệt là đàn gia súc không mắc các bệnh truyền nhiễm như tụ huyết trùng, tả nhờ được tiêm phòng. Thời tiết xấu, rét đậm, rét hại kéo dài nhưng toàn xã không có con trâu, bò nào chết rét. Gần hai năm thực hiện mô hình vùng an toàn dịch bệnh, bà con đã nhận thức đầy đủ hơn về công tác phòng chống dịch. 100% hộ dân tham, gia tiêm phòng và thực hiện vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại. Công tác xây dựng vùng an toàn dịch bệnh của xã cũng vì thế mà luôn được duy trì và hoạt động có hiệu quả.
Huyền Trang (BC6A)
Mục sở thị công đoạn làm quẩy, chắc các thực khách không dám ăn.
Theo các nhà nghiên cứu ở Trường đại học Oxford, một cuộc thử nghiệm lâm sàng gần đây về vaccin phòng viêm gan siêu vi C đã cho kết quả rất khả quan. Chúng ta có thể hy vọng rằng, trong một thời gian không xa sẽ có vaccin phòng căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này.
(HBĐT) - Bà Nguyễn Thị Thanh Thúy, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh cho biết: Lực lượng CNVC-LĐ nữ hiện có trên 28.120 người (chiếm gần 60% tổng số CNVC-LĐ). Trong những năm qua, nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng gia đình thời kỳ CNH-HĐH đất nước, các cấp CĐ trong tỉnh đã vận động thực hiện xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, bình đẳng, hạnh phúc và phát triển bền vững; đẩy mạnh, đổi mới và đa dạng hóa công tác truyền thông, tăng cường giáo dục đến từng hộ gia đình; chính sách liên quan đến vấn đề xây dựng gia đình.
Gần hai thập kỷ gần đây việc sử dụng trái phép hoóc-môn nhóm β-agonists để kích thích tăng trưởng, tạo thịt siêu nạc đã được cảnh báo ở Châu Âu và Mỹ. Đây cũng là vấn đề bức xúc của các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam.
Kháng sinh là một loại hóa dược có tác dụng chống lại sự xâm nhập, tấn công của vi trùng đối với cơ thể tao nên bệnh cảnh sốt, nhiễm trùng. Tuy nhiên, phải dùng kháng sinh như thế nào cho đúng, cho có hiệu quả?
Dù mới qua 2 tháng đầu năm nay nhưng tình hình dịch bệnh tại TPHCM đang diễn biến phức tạp. Với hơn 900 ca mắc tay chân miệng, tăng 3,6 lần so với cùng kỳ năm 2011, các bệnh dịch sốt xuất huyết, tiêu chảy, viêm màng não cũng đang tăng dần theo thời tiết nắng nóng. Tại buổi giao ban y tế 24 quận huyện vừa qua, lãnh đạo ngành y tế lo ngại nhiều dịch bệnh đang gia tăng trở lại cùng lúc.