Làm thế nào để nâng tỷ lệ người dân tham gia BHYT? Làm thế nào để người tham gia BHYT được tiếp cận dịch vụ có chất lượng, chi phí hợp lý và cách nào để huy động đủ kinh phí để đáp ứng nhu cầu của người dân về chăm sóc sức khỏe nhân dân?... Những câu hỏi này đã được đặt ra tại diễn đàn “Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện chính sách BHYT, tổ chức thực hiện nhằm đạt được bao phủ BHYT toàn dân” do Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới đồng tổ chức vào cuối tuần qua tại Vĩnh Phúc.

 

Khó khăn trong mở rộng người tham gia BHYT

Ông Nguyễn Minh Thảo - Phó Tổng giám đốc BHXH Việt Nam cho biết, đến cuối năm 2011, số người tham gia BHYT trong cả nước ước đạt 55,93 triệu người, tăng hơn 3,5 triệu người so với năm 2010. Theo đó, số lượt người tham gia khám chữa bệnh BHYT đạt gần 114.000 triệu lượt, tăng khoảng 9.000 lượt so với năm 2010. Cơ quan này cũng đưa ra dự tính, năm 2012, số người tham gia BHYT trong cả nước ước đạt 59 triệu lượt người.

Trên thực tế chính sách BHYT cũng góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm công bằng và an sinh xã hội khi hàng triệu người bệnh có thu nhập thấp, người nghèo, mắc các bệnh nặng phải chi phí lớn được Quỹ BHYT thanh toán chi phí khám chữa bệnh. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đã đạt được, BHYT vẫn còn nhiều vấn đề bất cập từ xây dựng cơ chế chính sách đến tổ chức thực hiện.
 
 Cần tăng đầu tư ngân sách nhà nước cho y tế để hỗ trợ BHYT cho các đối tượng chính sách. Ảnh: TM
Phát biểu tại diễn đàn, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã chỉ ra những tồn tại, khó khăn trong việc phát triển BHYT ở Việt Nam đó là, tỷ lệ bao phủ BHYT còn thấp, tính tuân thủ pháp luật chưa cao, việc mở rộng nhóm đối tượng tham gia BHYT còn chậm; đa số các đối tượng chưa tham gia là đối tượng khó khăn (nông dân, người cận nghèo, người có thu nhập thấp…); mức đóng BHYT vẫn còn thấp so với mức chi phí cho dịch vụ y tế nên mặc dù gói dịch vụ BHYT còn hạn chế nhưng vẫn gây ra nguy cơ bội chi Quỹ BHYT. Thêm vào đó, chất lượng khám chữa bệnh nhìn chung còn chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân, nhất là ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa…

Cần tăng đầu tư ngân sách nhà nước cho y tế

Nhiều giải pháp được các chuyên gia nêu lên để nhằm đẩy nhanh lộ trình BHYT, trong đó giải pháp về tài chính được coi như yếu tố cần thiết. PGS.TS. Phạm Lê Tuấn - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Y tế đề xuất: cần tăng đầu tư ngân sách nhà nước cho y tế, bảo đảm chi tiêu công cho y tế chiếm ít nhất 50% tổng chi y tế; đồng thời bảo đảm nguồn ngân sách nhà nước để hỗ trợ mua BHYT cho các đối tượng chính sách xã hội; tăng mức hỗ trợ cho các nhóm đối tượng cận nghèo, học sinh sinh viên, nông dân… kết hợp với mở rộng 5 nhóm: lao động doanh nghiệp; người cận nghèo; học sinh, sinh viên; thân nhân người lao động; nông dân có mức sống trung bình trở lên tham gia BHYT.

TS. Shin Young - soo, Giám đốc Khu vực Tây Thái Bình Dương của Tổ chức Y tế Thế giới đã rất đúng khi nói rằng, ảnh hưởng của BHYT toàn dân vượt ra ngoài lĩnh vực y tế. Nó là một động lực để giảm đói nghèo và xây dựng mối đoàn kết xã hội, tự hào quốc gia và lòng tin ở Chính phủ. Bằng nhiều cách khác nhau, BHYT toàn dân góp phát triển một xã hội an toàn với tăng trưởng kinh tế bền vững. Vì vậy việc tìm ra các giải pháp và thực hiện các giải pháp đó có hiệu quả nhằm đẩy nhanh lộ trình thực hiện BHYT toàn dân tại Việt Nam không chỉ là một đòi hỏi bắt buộc trong việc nâng cao chất lượng KCB mà nó còn là yếu tố tiên quyết để đảm bảo an sinh xã hội…  

 

                                                                Theo SKĐS

 

Các tin khác

Qua kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm, không phát hiện chất cấm trong thức ăn chăn nuôi lợn tại các cơ sở kinh doanh xã Thượng Cốc, huyện Lạc Sơn.
Tổ chức đợt tiêm vắc xin phòng bệnh tụ huyết trùng tại xã Tân Phong.
Một trong số gói thuốc được “thần y” sử dụng.
Không có hình ảnh

Bệnh tay-chân-miệng có chiều hướng tăng trở lại

(HBĐT) - Năm 2011, lần đầu tiên bệnh tay-chân-miệng xuất hiện trên địa bàn tỉnh với 2.476 ca mắc tại 185/210 xã, phường, thị trấn. Dịch bùng phát mạnh trong khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 10, đến cuối tháng 12 đã giảm và cơ bản ổn định.

378 người khuyết tật được trợ giúp phương tiện di chuyển trong năm 2012

(HBĐT) - Theo thống kê mới đây, trên địa bàn tỉnh hiện có 378 người khuyết tật cần được trợ giúp phương tiện di chuyển bằng xe lắc, xe lăn, chủ yếu là đối tượng bị bại liệt phát sinh trong 3 năm (2009 - 2011).

Mỡ đen ngòm đem rán quẩy

Mục sở thị công đoạn làm quẩy, chắc các thực khách không dám ăn.

Sẽ có vaccin phòng viêm gan C

Theo các nhà nghiên cứu ở Trường đại học Oxford, một cuộc thử nghiệm lâm sàng gần đây về vaccin phòng viêm gan siêu vi C đã cho kết quả rất khả quan. Chúng ta có thể hy vọng rằng, trong một thời gian không xa sẽ có vaccin phòng căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này.

Nữ CNVC - LĐ tỉnh xây dựng gia đình “ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”

(HBĐT) - Bà Nguyễn Thị Thanh Thúy, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh cho biết: Lực lượng CNVC-LĐ nữ hiện có trên 28.120 người (chiếm gần 60% tổng số CNVC-LĐ). Trong những năm qua, nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng gia đình thời kỳ CNH-HĐH đất nước, các cấp CĐ trong tỉnh đã vận động thực hiện xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, bình đẳng, hạnh phúc và phát triển bền vững; đẩy mạnh, đổi mới và đa dạng hóa công tác truyền thông, tăng cường giáo dục đến từng hộ gia đình; chính sách liên quan đến vấn đề xây dựng gia đình.

Tại sao thịt siêu nạc lại độc?

Gần hai thập kỷ gần đây việc sử dụng trái phép hoóc-môn nhóm β-agonists để kích thích tăng trưởng, tạo thịt siêu nạc đã được cảnh báo ở Châu Âu và Mỹ. Đây cũng là vấn đề bức xúc của các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục