(HBĐT) - Câu lạc bộ Đồng Cảm xóm Mư, xã Mỵ Hòa (Kim Bôi) được thành lập vào tháng 5/6/2009, là nơi tập hợp những người có cùng hoàn cảnh như: bản thân nhiễm HIV/AIDS, những người đang hoặc đã có thành viên trong gia đình nhiễm HIV/AIDS hoặc có hành vi nguy cơ cao như nghiện ma túy, mại dâm và cả những người tình nguyện tham gia CLB để chia sẻ, hỗ trợ những người có hoàn cảnh ấy.
Ông Bùi Đình Nghĩa, Chủ nhiệm CLB Đồng cảm cho biết: CLB hỗ trợ nhiều mặt cho các thành viên để giúp họ có cuộc sống tốt đẹp hơn thông qua các hoạt động nâng cao ý thức, kỹ năng về cách chăm sóc cho người sống chung với người nhiễm HIV/AIDS, cách phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS, phòng - chống mại dâm, ma túy; cách tự chăm sóc bản thân, tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe tại nhà như: dinh dưỡng hợp lý, cách phòng, chống các bệnh thường gặp, thể dục dưỡng sinh... Đến nay, CLB Đồng Cảm có trên 20 thành viên, trong đó có 4 thành viên nằm trong ban chủ nhiệm là những người bị nhiễm HIV/ AIDS, số còn lại tham gia CLB với mục đích tạo ra một sân chơi vui tươi, thoải mái, giúp đỡ những thành viên bị bệnh để họ thấy rằng xã hội không phân biệt, kỳ thị những người có HIV/ AIDS.
Nhờ tham gia sinh hoạt CLB mà nhiều người đã không còn mặc cảm, vươn lên sống tốt. Điển hình như chị Bùi Thị N., sinh năm 1981, là người bị lây nhiễm từ chồng do đi làm vàng, được Ban chủ nhiệm CLB Đồng Cảm vận động gia nhập CLB. Sau một thời gian sinh hoạt, chị đã vượt qua mặc cảm, hiện, chị vẫn hăng say lao động và nuôi 2 con ăn học. Ngoài hình thức tổ chức sinh hoạt để tuyên truyền, vận động các thành viên trong CLB có HIV/AIDS sống hòa nhập cộng đồng, phối hợp lồng ghép tuyên truyền phòng tránh lây nhiễm, CLB còn tham gia giúp đỡ các thành viên phát triển kinh tế bằng các hình thức như cho vay vốn hoặc giúp đỡ ngày công lao động, giúp các thành viên có điều kiện phát triển kinh tế.
Hiện nay, CLB Đồng Cảm duy trì sinh hoạt định kỳ mỗi tháng một lần nhưng cũng có thể thay đổi theo yêu cầu của các thành viên trong CLB. CLB vẫn hoạt động hiệu quả dưới sự quản lý của Hội Phụ nữ xã và sự phối hợp tích cực của Trạm Y tế, Ban Văn hóa xã cùng một số ngành, đoàn thể khác.
Thanh Tuyền (TTV)
Ngày 16-3, PGS.TS Nguyễn Thanh Long - thứ trưởng Bộ Y tế - đã dẫn đầu đoàn kiểm tra thực tế công tác phòng chống dịch bệnh tay chân miệng tại khu vực dân cư và các bệnh viện ở TP.HCM.
Có lẽ trong cuộc đời mỗi con người, ít nhất cũng phải một lần “nếm” cái cảm giác bị cơn đau đầu hành hạ. Người ta ước tính khoảng 70% dân số đã từng bị một lần đau đầu. Trong số nguyên nhân khiến bệnh nhân phải đi khám bệnh thì đau đầu chiếm 5 - 6% và tại các khoa cấp cứu, tỷ lệ bệnh nhân vào cấp cứu vì đau đầu chiếm khoảng 2%.
Mặc dù phải đến tháng 6 này, đề án về giảm tải bệnh viện sẽ được trình lên Thủ tướng chính phủ nhưng hiện Bộ Y tế đã “ép” một số bệnh viện quá tải nặng phải giảm tải trước thời hạn này...
Nếu người mẹ không tăng đủ cân trong thai kỳ sẽ có nhiều nguy cơ sinh con nhẹ cân. Những trẻ này có nhiều nguy cơ bị những vấn đề về sức khỏe và nhiều khó khăn trong quá trình phát triển.
Trước nguy cơ dịch bệnh tay chân miệng diễn biến phức tạp ngay từ đầu năm, với số mắc gấp 7 lần so với cùng kỳ năm ngoái, dư luận đặt câu hỏi liệu năm nay ngành y tế có “trốn” công bố dịch?
Làm thế nào để nâng tỷ lệ người dân tham gia BHYT? Làm thế nào để người tham gia BHYT được tiếp cận dịch vụ có chất lượng, chi phí hợp lý và cách nào để huy động đủ kinh phí để đáp ứng nhu cầu của người dân về chăm sóc sức khỏe nhân dân?... Những câu hỏi này đã được đặt ra tại diễn đàn “Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện chính sách BHYT, tổ chức thực hiện nhằm đạt được bao phủ BHYT toàn dân” do Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới đồng tổ chức vào cuối tuần qua tại Vĩnh Phúc.