Cán bộ kế toán kiêm y tế học đường trường tiểu học Lê Văn Tám cân, đo theo dõi sức khỏe cho học sinh.
(HBĐT) - Y tế học đường có vai trò quan trọng trong chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh nhưng trên thực tế, công tác này chưa được quan tâm đúng mức. Một số trường chưa có cán bộ y tế, nếu có chủ yếu cũng làm kiêm nhiệm, không có trình độ chuyên môn.
Thực tế từ một trường chuẩn quốc gia
Trường tiểu học Lê Văn Tám, phường Đồng Tiến (TPHB) được công nhận đạt chuẩn quốc gia từ năm 1998 với trên 500 học sinh thường xuyên ăn bán trú. Số học sinh đông nhưng đến nay, trường vẫn không có cán bộ y tế chuyên trách mà chỉ có nhân viên kế toán kiêm nhiệm. Chị Trần Thị Mai Lương, cán bộ kế toán kiêm phụ trách y tế bày tỏ: Một mình phải đảm nhiệm 2 công việc nên cũng ảnh hưởng đến công tác y tế. Song, vấn đề khó khăn nhất là không có chuyên môn. Vừa qua, phòng GD&ĐT tổ chức tập huấn không phải riêng tôi mà nhiều cán bộ kiêm nhiệm y tế ở các trường khác cũng mất 1 ngày mới biết sơ sơ thế nào là máy đo huyết áp và cách đo. Trong khi đó, lứa tuổi học sinh rất hiếu động, nguy cơ xảy ra tai nạn thương tích cao. Trường hợp cần sơ cấp cứu ban đầu trước khi đưa đến cơ sở y tế chuyên khoa nếu không có chuyên môn thì khá lúng túng. Nhiệm vụ của y tế trường học nhiều, từ tham mưu cho hiệu trưởng xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác y tế hàng năm; theo dõi, khám sức khỏe định kỳ cho học sinh đến kiểm tra VSATTP, sơ cấp cứu và xử lý các trường hợp tai nạn; quản lý sổ y bạ… Nếu chuyên tâm làm hết những nhiệm vụ này cũng không còn thời gian rảnh rỗi. Bản thân tôi mong có riêng một cán bộ y tế học đường chuyên trách để công tác chăm sóc sức khỏe cho học sinh được tốt hơn.
Hiệu trưởng nhà trường Đỗ Thị Hòa cho biết: Năm 2011, trường được chọn thực hiện mô hình trường học nâng cao sức khỏe và đã tổ chức nhiều hoạt động truyền thông dinh dưỡng, nâng cao hoạt động thể chất. Nhiều nội dung đã được triển khai như: tuyên truyền chế độ ăn uống hợp lý, cách rửa tay bằng xà phòng, kiểm tra sức khỏe cho 100% học sinh, giáo dục vệ sinh răng miệng, sơ cứu ban đầu nhằm xử lý ngay tại chỗ, sớm nhất các tai nạn và một số bệnh thông thường (cảm cúm, đau bụng, tiêu chảy…) Mặc dù đã có những thay đổi khi thực hiện dự án nhưng cán bộ y tế trường học cần được tập huấn thêm nghiệp vụ cơ bản xử lý các tình huống thường xảy ra trong trường học như: gãy tay, co giật, điện giật, ngất, đo huyết áp. Điều đó cho thấy sự cần thiết phải có cán bộ y tế được đào tạo, có chuyên môn.
Cần sự quan tâm đúng mức
Ông Mai Đức Sỡi, Phó Giám đốc Trung tâm YTDP tỉnh cho rằng: Nhiệm vụ và trách nhiệm của nhân viên y tế học đường ngày càng cao, đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn. Thông tư 35 ngày 23/8/2006 của liên bộ GD&ĐT và Y tế đã có hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông, trong đó, trường tiểu học hạng 1 và trường THCS, THPT được bố trí 1 biên chế y tế trường học. Nhưng ở tỉnh ta hiện mới có 296/696 trường có cán bộ y tế chuyên trách, 286 trường có phòng y tế và cán bộ kiêm nhiệm. Về trình độ, 305 cán bộ là y sĩ, còn lại là giáo viên hoặc nhân viên. Ngay cả trên địa bàn thành phố với tổng số 54 trường có đến 30 trường sử dụng cán bộ y tế kiêm nhiệm, chủ yếu là số giáo viên dôi dư được bố trí sang.
Từ năm 2011, dự án mục tiêu y tế trường học thuộc chương trình mục tiêu quốc gia về y tế được triển khai tại 16 trường điểm của huyện Kim Bôi và TPHB. Ngoài ra, tỉnh cũng bắt đầu triển khai các dự án nâng cao sức khỏe tại trường học do Tổ chức Y tế thế giới tài trợ; chương trình P/S khám và chữa răng. Qua kết quả kiểm tra của Trung tâm YTDP tỉnh tại 110 trường, tỷ lệ các trường có trang bị hệ thống chiếu sáng phòng học đạt tiêu chuẩn còn thấp (với phòng học thông thường ở trường THCS là 11%, TH 12%, THPT 20%; với phòng học bộ môn ở trường THCS là 0%). Hầu hết các trường hiện đều sử dụng bàn ghế cũ, chưa phù hợp theo quy chuẩn. Việc sắp xếp bàn ghế để đảm bảo góc nhìn bảng cho học sinh chỉ đạt 1% theo quy định. Số trường có nhà tiêu hợp vệ sinh ở trường TH là 51%, THCS 52%, THPT 82%. Đặc biệt, chỉ có 33% số trường tiểu học bố trí bếp ăn theo nguyên tắc 1 chiều; 47% trường thực hiện tốt chế độ vệ sinh bếp ăn và dụng cụ học sinh; 50% trường lưu mẫu thức ăn theo quy định; 62% nhân viên phục vụ bếp được tập huấn về VSATTP; 50% có hợp đồng với đơn vị cung cấp thức ăn.
Năm 2012, nhiều nội dung cũng sẽ tiếp tục được đưa vào thực hiện trong trường học như: nha học đường, mắt học đường, vệ sinh y tế học đường. Tuy nhiên, tất cả những chương trình đó đều khó thực hiện khi cán bộ y tế học đường vừa thiếu, vừa yếu, trang thiết bị y tế còn sơ sài. Tỉnh cũng chưa thành lập được BCĐ công tác y tế trường học cấp tỉnh, huyện, xã nên chưa có các văn bản chỉ đạo chung cho 2 ngành. Theo ông Mai Đức Sỡi, hệ thống này cần nhận được sự quan tâm đúng mức hơn để đáp ứng được yêu cầu, nhất là hiện nay, một số dịch bệnh bùng phát mạnh và có ổ dịch trong trường học như tay-chân-miệng, thủy đậu...
Cẩm Lệ
(HBĐT) - Mai Châu có 23 xã, thị trấn, 137 xóm, bản, 10 dân tộc anh em cùng chung sống với 12.457 hộ. Trong những năm qua, với tinh thần trách nhiệm cao, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong huyện đã chung tay giúp đỡ các hộ gia đình chính sách gặp hoàn cảnh khó khăn, người nghèo vượt qua khó khăn, từng bước ổn định cuộc sống.
(HBĐT) - Từ ngày 22 – 24/ 3, tổ chức Childfund phối hợp với UBND huyện Kỳ Sơn tổ chức các buổi toạ đàm truyền thông sức khoẻ sinh sản vị thành niên hành trang tương lai cho hàng trăm học sinh các trường TPCS trong vùng của dự án, bao gồm các trường: THCS xã Hợp Thành, THCS xã Hợp Thịnh, THCS xã Phú Minh và THCS xã Dân Hạ.
(HBĐT) - Ngày 24/3 tại trụ sở UBND xã Dân Hòa (Kỳ Sơn) Văn phòng Tổng đại lý Bảo hiểm nhân thọ (BHNT) Dai - ichi tại Hòa Bình đã tổ chức chi trả quyền lợi bảo hiểm khách hàng cho gia đình ông Bùi Xuân Phái ở thôn Đồng Giang, xã Dân Hòa (Kỳ Sơn) với số tiền bảo hiểm 110 triệu đồng.
(HBĐT) - Theo thông tin từ Sở LĐTB&XH, vào hồi 10h30’, ngày 21/3, tại lò than số 3, vỉa 8 thuộc Công ty cổ phần khai thác khoáng sản Kim Bôi (xã Cuối Hạ - Kim Bôi) đã xảy ra vụ tai nạn lao động làm 4 công nhân khai thác than hầm lò bị bỏng gồm: Nguyễn Văn Hà, sinh năm 1976; Lăng Văn Nhớ, sinh năm 1984; Hoàng Văn Hiệu, sinh năm 1988; Vì Sỹ Vi, sinh năm 1986. Cả 4 công nhân đều quê ở huyện Lục Ngạn, Bắc Giang.
(HBĐT) - Đó là chủ đề ngày Thế giới phòng - chống bệnh lao năm 2012 do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra. Năm nay, nhân dịp ngày Thế giới phòng - chống bệnh lao 24/3, chiến dịch vận động, truyền thông phòng, chống lao đã được Chương trình chống lao quốc gia chuyển từ một ngày thành Tháng hành động quốc gia với mong muốn huy động toàn xã hội cùng thực hiện, tiến tới thanh toán căn bệnh này vào năm 2030.
(HBĐT) - Ngày 22/3, Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin huyện Mai châu tổ chức đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2012-2017