Hệ thống xử lý nước thải Bệnh viện Đa khoa huyện Tân Lạc chưa được hoàn thiện nên gây ô nhiễm nguồn nước xung quanh.
(HBĐT) - Dẫn chúng tôi đi thăm xung quanh khu vực Bệnh viện, bác sĩ Bùi Văn Nới, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Tân Lạc cho biết: Năm 2010, từ nguồn trái phiếu Chính phủ, Bệnh viện được đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng bao gồm: phòng khám - chữa bệnh, phòng lưu bệnh nhân, cơ sở vật chất khám - chữa bệnh, hệ thống xử lý chất thải rắn, chất thải lỏng...
Sau khi triển khai xây dựng, Bệnh viện được đầu tư cơ bản phòng khám - chữa bệnh, dụng cụ khám - chữa bệnh tạo điều kiện chăm sóc sức khoẻ của nhân dân được tốt hơn. Tuy nhiên, trong khi đang triển khai thì thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ, nhiều hạng mục phải dừng lại. Các hạng mục công trình xử lý nước thải Bệnh viện, sân, đường đi, bãi để xe, cổng Bệnh viện, công viên cây xanh phải dừng thi công. Do đang làm dở dang nên hiện tại “bộ mặt” của Bệnh viện khá nhếch nhác. Ngay từ cổng chính vào, do chưa làm bãi gửi xe nên xe của bệnh nhân phải để trên nền đất không có mái che. Ngày nắng thì xe nóng, ngày mưa đất lầy lội tràn vào đường đi Bệnh viện. ở sân chính những hôm trời mưa to, sân như một cái ao, bệnh nhân và bác sĩ phải lội bì bõm. Hơn thế, hiện nay hệ thống xử lý nước thải lỏng của Bệnh viện vẫn chưa hoàn thiện. Hiện tại chỉ xây một gian nhỏ chưa có hệ thống xử lý. Đã hơn 2 năm nay, nước thải của Bệnh viện theo đường ống chảy ra rồi đọng lại chỗ công trình đang xây dựng dở dang. Nước thải chưa được xử lý ngấm xuống đất gây ô nhiễm mặt nước ngầm. Tại cổng sau của Bệnh viện hiện chỉ xây hai cột cổng. Chưa có cổng nên bệnh nhân và người nhà hoặc người ngoài tùy tiện vào Bệnh viện mà không ai quản lý. Tuy chưa bị mất tài sản lớn, nhưng các đối tượng nghiện thường vào đây chích, hút.
Ngay cạnh Bệnh viện là nhà của chị Hoàng Thị Tuyết ở xóm Định 1, xã Mãn Đức. Nhà chị giáp với bệnh viện 50 m tường rào. Công trình tường xây rào được đầu tư từ những năm trước nhưng không có móng tường. Do nền đất bệnh viện cao hơn vườn nhà chị nên từ tháng 3/2011 đã có hiện tượng nứt, đổ. Đến nay, đoạn tường rào đã đổ hơn 30 m. Chị cho biết: do tường đổ, đất nền Bệnh viện cao nên nước sinh hoạt của bệnh nhân thường chảy xuống vườn. Mất tường rào, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân tuỳ tiện đi qua vườn nhà chị rồi vào Bệnh viện vứt rác sang vườn. Gia đình chị phải sống trong cảnh ô nhiễm của bệnh viện. ông Bùi Văn Nới, Giám đốc Bệnh viện cho biết thêm: Chúng tôi rất mong muốn các cấp, ngành tạo điều kiện giúp đỡ Bệnh viện hoàn thiện các công trình dở dang để phục vụ bệnh nhân tốt hơn.
Việt Lâm
(HBĐT) - Từ đầu tháng 3 đến nay, thời tiết thay đổi nóng, lạnh thất thường đã làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, đặc biệt là trẻ em và người cao tuổi. Tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, các khoa như: Nhi, Nội-Tổng hợp đã quá tải bệnh nhân. Vì vậy, theo các bác sĩ, người dân cần chú ý hơn đến việc bảo vệ sức khỏe cho mình và gia đình.
(HBĐT) - Huyện Mai Châu có tỷ lệ học sinh là người dân tộc cao, tổng số học sinh trong huyện là trên 12.000 học sinh, trong đó, học sinh là người dân tộc chiếm khoảng 90%. Vì vậy, nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc ở Mai Châu được coi là cốt lõi của ngành giáo dục địa phương.
(HBĐT) - Ngày 29/3, BQL Dự án phòng, chống HIV/AIDS khu vực châu Á tỉnh Hoà Bình (Dự án Haarp) đã tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động của dự án năm 2011, triển khai kế hoạch năm 2012. Đến dự có lãnh đạo các sở, ban, ngành hữu quan của tỉnh và đơn vị triển khai thực hiện dự án.
(HBĐT) - Ngày 29/3, Hội CTĐ tỉnh tổ chức hội nghị BCH Hội lần thứ III, khóa IV, nhiệm kỳ 2011- 2016.
(HBĐT) - Y tế học đường có vai trò quan trọng trong chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh nhưng trên thực tế, công tác này chưa được quan tâm đúng mức. Một số trường chưa có cán bộ y tế, nếu có chủ yếu cũng làm kiêm nhiệm, không có trình độ chuyên môn.
Chấy rận và ghẻ là những ký sinh trùng gây bệnh ngoài da, gây ngứa. Bệnh có thể xuất hiện thành ổ dịch ở các đơn vị tập thể, nhà ở chật hẹp, thiếu vệ sinh…