Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet).
Các giáo sư của Mỹ đề nghị coi đường như một thứ độc tố với sức khỏe con người và không chỉ dán mác cảnh báo ở các sản phẩm mà còn phải đánh thuế cao như một mặt hàng đặc biệt.
Sử dụng quá nhiều đường đang trở thành một nguy cơ đáng báo động đối với sức khỏe của người dân Mỹ, tới mức nhiều chuyên gia đã lên tiếng đề nghị ghi những lời cảnh báo về sức khỏe trên các sản phẩm đường như lời cảnh báo ghi trên các bao thuốc lá hiện nay.
Trong buổi nói chuyện trên truyền hình CNN ngày 1/4, Giáo sư Robert Lustig thuộc Đại học California khẳng định đường rất có hại đối với sức khỏe con người, thậm chí còn độc hại hơn so với các chất béo hoặc các loại nước ngọt hóa chất.
Sử dụng quá nhiều đường có thể gây béo phì, làm gia tăng bệnh tim, tiểu đường, thậm chí còn làm cho các tế bào ung thư phát triển nhanh hơn.
Giáo sư Lustig cảnh báo với mức sử dụng trung bình mỗi người khoảng 35kg đường mỗi năm, nước Mỹ đang có nguy cơ lâm vào một cuộc khủng hoảng về sức khỏe do đường.
Vị giáo sư chuyên khoa bệnh lý trẻ em này kiến nghị đưa đường vào danh mục các mặt hàng độc hại như thuốc lá và rượu.
Theo ông, để ngăn chặn tình trạng sử dụng quá nhiều loại thực phẩm được xác định là "độc hại" này, nhà sản xuất nên ghi những tác hại của đường trên sản phẩm.
Một số nhà khoa học và chuyên gia gần đây cũng đã lên tiếng cho rằng đường đang thực sự trở thành một thứ đồ ăn tệ hại nhất trong thực đơn của người dân Mỹ.
Trong công trình nghiên cứu chung với đầu đề "Sự thật độc hại của đường" đăng trên tạp chí Nature mới đây, giáo sư Lustig cùng các đồng nghiệp đã đề nghị coi đường như một thứ độc tố, do vậy không chỉ dán mác cảnh báo mà còn phải kiểm soát chặt chẽ đối với trẻ em dưới 17 tuổi và phải đánh thuế cao như một mặt hàng đặc biệt.
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ, mỗi năm trung bình người Mỹ tiêu thụ khoảng 35kg đường, với mức trung bình người lớn là 24 thìa càphê/ngày và trẻ em 34 thìa càphê/ngày. Lượng đường này tương đương với 450 calo, bằng gần một phần tư lượng calo cần thiết cho mỗi người trong một ngày./.
(HBĐT) - Ngày 29/3, Hội CTĐ tỉnh tổ chức hội nghị BCH Hội lần thứ III, khóa IV, nhiệm kỳ 2011- 2016.
(HBĐT) - Y tế học đường có vai trò quan trọng trong chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh nhưng trên thực tế, công tác này chưa được quan tâm đúng mức. Một số trường chưa có cán bộ y tế, nếu có chủ yếu cũng làm kiêm nhiệm, không có trình độ chuyên môn.
Chấy rận và ghẻ là những ký sinh trùng gây bệnh ngoài da, gây ngứa. Bệnh có thể xuất hiện thành ổ dịch ở các đơn vị tập thể, nhà ở chật hẹp, thiếu vệ sinh…
Ở người cao tuổi, các chức năng đều suy giảm, trong đó, viêm phế quản mạn tính là một bệnh lý thường gặp nhưng lại chưa có sự chủ động phòng ngừa từ phía người bệnh. Vì vậy, cần tích cực phòng ngừa để người cao tuổi có thể nâng cao chất lượng sống và không phải lo đến bệnh mạn tính của mình.
Ý dĩ là nhân quả cây ý dĩ, câycòn có tên gọi khác là bo bo, hạt cườm, người Thái gọi là co đươi, người Tày gọi là mạy păt. Là cây thảo, thân mọc thẳng đứng, có thể cao tới 2m. Ở gốc thân có nhiều rễ phụ. Lá mọc so le, mặt lá ráp, gân lá song song, không có cuống.
(HBĐT) - Chiều ngày 26/3, tại xã Phúc Tiến, Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam, phối hợp với UBND huyện Kỳ Sơn, tổ chức trao bò giống sinh sản cho người tàn tật xã Phúc Tiến do Chính phủ Luxembourg tài trợ.