Trẻ bị bệnh tay, chân, miệng phải nằm ngoài hành lang Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP Hồ Chí Minh.    Ảnh: Đặng Loan

Trẻ bị bệnh tay, chân, miệng phải nằm ngoài hành lang Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP Hồ Chí Minh. Ảnh: Đặng Loan

Tại hội nghị tăng cường các biện pháp giảm tử vong do bệnh tay - chân - miệng (TCM) tổ chức ngày 5-4 tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Y tế nhận định, trước tình hình dịch bệnh TCM đang lây lan ở mức độ nguy hiểm trên khắp cả nước, các địa phương cần khẩn trương nâng cao năng lực điều trị tại các bệnh viện tuyến dưới bằng việc trang bị các phương tiện cần thiết, đồng thời tăng cường tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng viên.

 
Dịch đang lan nhanh

Theo Bộ Y tế, dịch TCM đang tiếp tục diễn biến phức tạp ở 63 tỉnh, thành với hơn 21.000 ca mắc bệnh, trong đó đã có 16 ca tử vong, tập trung chủ yếu tại khu vực miền Nam (13 bệnh nhân), trong đó riêng tỉnh An Giang có số bệnh nhân tử vong cao nhất (4 người). Đáng lo là số ca nhiễm bệnh đang tăng nhanh trong những tuần gần đây, cụ thể trong tuần thứ 11, cả nước có 2.461 ca, đến tuần thứ 12 tăng lên 2.752 ca. Thời điểm chuyển mùa tại các tỉnh phía Bắc cũng khiến số ca mắc bệnh tăng đột biến, như Hải Phòng từ 168 ca lên 244 ca, Hà Nội từ 98 ca lên 163 ca, Hải Dương từ 3 ca lên 77 ca… Đà Nẵng, Quảng Ninh, Yên Bái, Hưng Yên, Hòa Bình, Thái Bình, Lạng Sơn... cũng đang có mức tăng đáng kể. 

 

Nghiên cứu của cơ quan y tế cho thấy, các trường hợp tử vong đều có kết quả dương tính với vi rút EV71 (100%) và chủ yếu xảy ra ở trẻ dưới 3 tuổi (chiếm 87,5%). Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Trần Thanh Dương nhận định, bước sang năm 2012, bệnh TCM có mức độ lây lan nhanh do nhiều týp vi rút gây bệnh, một người bệnh có thể mắc nhiều týp vi rút khác nhau, đặc biệt là sự lưu hành của týp vi rút EV71 cao, có nguy cơ diễn biến cận lâm sàng nặng, dễ gây tử vong. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, tỷ lệ người lành mang trùng trong các ổ dịch rất cao, tới 71%; thời gian thải trùng kéo dài tới 6 tuần, rất nguy hiểm cho cộng đồng, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Một vấn đề nữa đặt ra là số ca tử vong tại bệnh viện tuyến tỉnh chiếm phần lớn (13/16 ca) do năng lực điều trị còn hạn chế. Về vấn đề này, đại diện khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa An Giang nêu thực trạng có thể khiến bệnh nhân đối mặt với nguy hiểm liên quan đến năng lực điều trị ở các bệnh viện tuyến dưới, như chẩn đoán ban đầu nhầm với bệnh lý khác; ghi chép trên hồ sơ bệnh án không rõ ràng, dẫn đến phân độ lâm sàng chưa phù hợp; theo dõi không sát; chuyển viện không an toàn; hỗ trợ hô hấp không cho thở máy sớm; thời điểm sử dụng thuốc chưa phù hợp... Bên cạnh đó là tâm lý người dân thường hoang mang, lo lắng, muốn đưa bệnh nhi vào thẳng tuyến điều trị cao nhất, gây khó khăn cho công tác theo dõi, chăm sóc và điều trị ở tuyến trên. Ý thức chủ động tự bảo vệ, phòng lây nhiễm bệnh trong cộng đồng còn hạn chế; thiếu nguồn nhân lực, hệ điều trị cũng như dự phòng...

Phấn đấu giảm tỷ lệ tử vong

Hội nghị đã ghi nhận nhiều kiến nghị, đề xuất, trong đó một số vấn đề thu hút nhiều ý kiến quan tâm là cần phân tuyến điều trị theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế để tránh quá tải tại tuyến trên; các cơ sở y tế, kể cả ngoài công lập cần tổ chức tập huấn nghiêm túc theo "Hướng dẫn giám sát và phòng, chống dịch bệnh TCM"; Bộ Y tế đưa thuốc Gamma Globulin vào danh mục thuốc dự trữ quốc gia; bổ sung kịp thời kinh phí phòng, chống dịch; hỗ trợ về nhân lực, hỗ trợ kinh phí mua các loại máy như máy trợ thở, máy lọc máu, bơm tiêm tự động, máy đếm giọt, camera, ti vi tuyên truyền...

Ông Nguyễn Trọng Khoa, Cục phó Cục Quản lý khám, chữa bệnh cho biết, để khẩn trương chặn đứng đà lây lan của dịch bệnh, giảm tỷ lệ tử vong, Bộ Y tế đã thiết lập và triển khai đơn vị huấn luyện lâm sàng điều trị bệnh tại 5 bệnh viện tuyến cuối, gồm Bệnh viện Nhi trung ương, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương, Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nhi đồng 2 và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh; xây dựng hướng dẫn thiết lập đơn vị hồi sức tích cực điều trị bệnh TCM tuyến tỉnh. Ông Khoa cũng cho biết thêm, "Cục cũng đã tổng hợp toàn bộ các hồ sơ bệnh án tử vong năm 2012 chuyển về Bệnh viện Nhi đồng 1 để phân tích rút kinh nghiệm. Đồng thời sửa đổi, bổ sung hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh và biên soạn cẩm nang điều trị bệnh TCM".

Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến bày tỏ lo ngại trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, các biện pháp phòng, chống không hiệu quả nên công tác điều trị gặp nhiều khó khăn. Bộ trưởng yêu cầu y tế các địa phương tiếp tục tuyên truyền người dân "ăn chín, uống sôi"; tăng cường công tác đào tạo, tập huấn đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng viên; quan tâm công tác lọc bệnh, tiên lượng và đầu tư trang, thiết bị y tế... đồng thời nhấn mạnh: "Cha mẹ, người chăm sóc trẻ cần rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và nước sạch trước khi chế biến thức ăn cho trẻ, sau khi đi vệ sinh, thay quần áo cho trẻ, tránh cho trẻ tiếp xúc nơi đông người". Theo Bộ trưởng, để đạt được mục tiêu "đến tháng 9, số ca tử vong phải giảm so với năm ngoái", các địa phương cần giao trách nhiệm cho thủ trưởng các đơn vị y tế chịu trách nhiệm về điều trị và trong trường hợp có tử vong tại cơ sở; chuẩn bị đầy đủ thuốc, dịch truyền và các thiết bị (như monitor, máy thở…) phục vụ điều trị, cấp cứu bệnh nhân; riêng đối với công tác dập dịch, cần tăng cường việc giám sát, phát hiện sớm, chuẩn bị đầy đủ hóa chất khử trùng, diệt khuẩn để xử lý triệt để các ổ dịch; báo cáo trong ngày về diễn biến dịch.
 
 
 
                                                 Theo HaNoiMoi
 
 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục