Người bệnh tuyến quận/huyện phải mua các thuốc đơn giản có trong danh mục BHYT.

Người bệnh tuyến quận/huyện phải mua các thuốc đơn giản có trong danh mục BHYT.

Dù đóng tiền BHYT như nhau, nhưng nếu đăng ký tuyến trên, người bệnh sẽ được hưởng miễn phí nhiều loại mà tuyến dưới không thể “kê” được.

 

Sự bất cập này đã khiến nhiều bệnh viện (BV) tuyến quận/huyện lo âu, nếu không chỉnh sửa phù hợp, người bệnh sẽ bỏ điều trị theo diện đăng ký BHYT hoặc “chạy” hết lên tuyến trên, gây quá tải.

 

Nhẹ “đô”: cấm, nặng “đô”: được dùng

 

Sau khi nhận thuốc BHYT tại BV Q. Bình Thạnh (TPHCM), bệnh nhân L.T.Q.H. cho biết, trước đây, khi khám bệnh tại BV Nhân dân Gia Định, bà được BHYT thanh toán cả loại vitamin B (vitamin B1 + B6 + B12), nhưng nay chuyển nơi đăng ký khám bệnh về BV Q. Bình Thạnh (BV hạng III) thì phải tự bỏ tiền mua.

 

Điều khó hiểu là quy định BV hạng III không được sử dụng ba loại vitamin B kết hợp (vitamin B1 + B6 + B12) cho bệnh nhân theo chế độ BHYT, nhưng lại cho phép các BV hạng này được sử dụng vitamin kết hợp khoáng chất “nặng đô” hơn (ví dụ thuốc bao gồm: vitamin B1 + B6 + B12 + B2 + B3 + D + A + sắt sulfat + lysin hydroclorid + calci glycerophosphat + magnesi gluconat).

 

DS Đỗ Bá Tùng, Trưởng khoa Dược, BV Q.2, cho biết, thực tế, số lượng bệnh nhân có nhu cầu về loại vitamin (B1 + B6 + B12) kết hợp rất nhiều, nhưng theo thông tư 31 của Bộ Y tế thì BV hạng III không được sử dụng. Nếu BV muốn sử dụng, phải lập danh mục thuốc vượt tuyến gửi sở y tế xét duyệt, lúc đó BHYT mới có cơ sở thanh toán cho BV.

 

Không chỉ có BV hạng III mà ở các trạm y tế phường/xã hoặc phòng khám đa khoa (thuộc cơ sở y tế hạng IV) cũng bị cấm sử dụng nhóm vitamin và khoáng chất kết hợp (gồm calci glucoheptonat + vitamin C + vitamin PP) - dạng uống của BV hạng II; nhưng lại được sử dụng nhóm kết hợp nhiều loại hơn (gồm calci glucoheptonat + vitamin C + vitamin PP + vitamin D2). Tương tự, trạm y tế phường/xã, các phòng khám đa khoa được phép sử dụng thuốc chống thiếu máu, kết hợp từ sắt fumarat và acid folic, trong khi lại cấm thuốc chỉ có sắt fumarat - dành cho BV hạng II trở lên.

 

Ngoài nhóm vitamin và khoáng chất, các BV hạng III còn gặp khó khăn trong vấn đề kê toa cho người bệnh với các loại kháng sinh thông thường. Cụ thể, trong nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn, Bộ Y tế cho phép BV hạng II trở lên được sử dụng kháng sinh cefotaxim + sulbactam - dạng tiêm, dùng điều trị nhiễm trùng phổi nặng, nhiễm trùng đường tiết niệu, sau sinh mổ…; nhưng không cho phép BV hạng III kê toa, trong khi các loại kháng sinh này cũng tương đương như kháng sinh Cefmetazole, Cefoxitin đang sử dụng tại các BV hạng III.

 

BS Trần Văn Khanh, Giám đốc BV Q.2, bức xúc: dù là BV hạng III nhưng BV Q.2 có đầy đủ các khoa sản, khoa ngoại để sử dụng các loại kháng sinh này, đặc biệt, BV vừa áp dụng kỹ thuật đẻ không đau nên nhu cầu mở rộng nhóm kháng sinh đáp ứng cho người bệnh là rất cần thiết. Thế nhưng, ngay cả nhóm thuốc chống thiếu máu đơn giản như: sắt ascorbat + folic acid hay sắt aminoat + vitamin B6 + B12 + folic acid hấp thu tốt hơn cho thai phụ trước và sau sinh cũng không được sử dụng.

 

Sửa quy định hay bệnh viện tự bổ sung?

 

Các bác sĩ lo lắng, mục đích của BHYT là hướng đến hỗ trợ điều trị tốt, đảm bảo sức khỏe toàn dân, đồng thời khuyến khích người dân đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu tại tuyến quận/huyện, thậm chí là tuyến phường/xã, góp phần giảm quá tải cho tuyến trên. Làm được điều này, trước hết phải thuyết phục người bệnh thông qua sự công bằng, hợp lý trong công tác khám, chữa bệnh. Việc nhiều BV tuyến quận/huyện vẫn chưa thể tiếp cận được với các loại vitamin hay nhóm kháng sinh đơn giản, theo các bác sĩ, sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến khám chữa bệnh.

 

BS Phạm Quốc Dũng kiến nghị, với những loại vitamin vốn dùng bổ dưỡng, nâng cấp thể trạng cho người bệnh, không nguy hiểm đến tính mạng hay ngay cả những loại kháng sinh thông thường, BHYT nên tạo điều kiện cho BV hạng III được phép kê toa. Để tránh việc lạm dụng kháng sinh gây kháng thuốc ở tuyến dưới, BHYT chỉ nên khống chế các loại kháng sinh phổ rộng, kháng sinh mạnh, kháng sinh thế hệ mới.

 

BS Lưu Thị Thanh Huyền - Phó giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP.HCM cho biết, BHXH cũng nhận thấy nhiều BV hạng III vẫn đủ khả năng kê toa một số loại kháng sinh, vitamin như BV tuyến trên. Tuy nhiên, việc sử dụng loại vitamin nào, kháng sinh ra sao… đều do Bộ Y tế quy định; BHYT chỉ thanh toán viện phí dựa trên Luật BHYT và quy định của Bộ Y tế. Nếu các cơ sở y tế nào muốn sử dụng các thuốc của BV tuyến cao hơn, phải đề xuất với sở y tế. Dựa vào đó, sở sẽ phối hợp với BHYT đánh giá cơ sở đó có đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực để áp dụng các kỹ thuật, phương tiện như tuyến trên.

 

Rõ ràng, các loại vitamin và kháng sinh thông thường được Bộ Y tế phê duyệt cho BHYT thanh toán còn nhiều bất hợp lý. Thực tế, bất cập của cơ chế “xin - cho” trong cấp phát thuốc BHYT vẫn còn tồn tại, gây lãng phí thời gian, công sức của các BV tuyến dưới cũng như gây tốn kém cho bệnh nhân.

 

 

 

 

                                                          Theo PN TP HCM

Các tin khác


Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về phòng, chống bệnh dại

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023 cả nước có 82 người chết vì bệnh dại tại 30 tỉnh, thành phố; 674.888 người bị động vật cắn đã phải điều trị dự phòng bệnh dại, tăng 45% so với năm 2022 (trong đó 80% trường hợp là do chó, 18% do mèo, còn lại do các loại động vật khác như khỉ, chuột, dơi).

Quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại

Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại cho đàn chó, mèo. Đây là giải pháp quan trọng để phòng, chống bệnh dại khi bước vào mùa hè, tránh những cái chết thương tâm do bệnh dại gây ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục