Gián đất, còn gọi là địa miết trùng, thổ miết trùng, địa ô quy, tiết tiết trùng, giá trùng…, tên khoa học là Eupolyphaga sinensis Walker, vị mặn, tính lạnh, có độc, có công dụng hoạt huyết hoá ứ, tiêu thũng chỉ thống, thông kinh lợi sữa, được dùng để chữa các chứng trùng hà tích tụ, bế kinh, đau bụng sau sinh nở do ứ huyết, tắc tia sữa, tổn thương do trật đả, viêm loét miệng, tê lưỡi, cứng lưỡi, lao hạch…

 

-Đau lưng cấp: Gián đất 9 con sấy khô tán bột, chia uống 2 lần trong ngày.

- Bế kinh đau bụng: Gián đất 20 con, đào nhân 20 hạt, đại hoàng 15g, sấy khô tán bột, luyện mật làm hoàn, chia làm 4 phần, mỗi ngày uống 1 phần chia làm 2 lần.

 

Gián đất - Vị thuốc quý. Ảnh: TL

- Đau bụng cấp tính, nổi những khối tròn không tiêu: Gián đất 2 con, xuyên sơn giáp 15g, đào nhân giã nát 9g, hải tảo 9g, toàn quy 9g, huyền hồ sách 9g, một dược 6g, mẫu lệ sao 30g, sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia uống 2 lần. Chú ý: Khi dùng phải loại trừ đau bụng ngoại khoa.

- Tổn thương do trật đả gây đau nhức: Gián đất 5g, trạch lan 20g, nga bất thực thảo 20g, sắc uống.

-Xơ gan: Gián đất 6g, đẳng sâm 9g, phục linh 9g, đại hoàng chế 9g, đào nhân 6g, long đởm thảo 6g, chi tử 9g, râu ngô 30g, a giao 9g sao phồng, bột xuyên sơn giáp 1,2g (uống ngoài), sắc uống mỗi ngày 1 thang.

- Ung thư gan: Đại hoàng giá trùng hoàn (một loại thuốc hoàn trong thành phần có gián đất) uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 4,5g với nước ấm.

- Các tổn thương do trật đả nhưng không có hiện tượng sưng đỏ: Gián đất 120g, đương quy 90g, xuyên khung 90g, hồng hoa 60g, phòng phong 60g, chế nam tinh 60g, bạch phụ tử 60g, tất cả sấy khô tán bột, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1,5g.

- Lao hạch: Gián đất tươi, trần ngõa hoa, hai thứ giã nát đắp vào tổn thương.

- Làm xương gãy nhanh liền: Gián đất sao tồn tính, tán bột, uống mỗi ngày 6 - 9g với nước ấm.

- Bí tiểu tiện: Gián đất 10 con bỏ chân rang vàng, mộc thông10g, xa tiền 10g, kinh giới 10g, đăng tâm 10g, sắc uống. Hoặc gián đất đâm với củ kiệu hoặc lá hành, củ tỏi, hoà với dầu vừng đắp vào rốn.

Muốn sử dụng bài thuốc có hiệu quả phải được các thầy thuốc hoặc các lương y có kinh nghiệm bắt mạch kê đơn.           

 

                                                                 Theo SKĐS

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục