Mỡ máu có mối liên quan chặt chẽ với bệnh tim mạch.

Mỡ máu có mối liên quan chặt chẽ với bệnh tim mạch.

Khi một người có mỡ máu cao có nghĩa là mỡ trong máu của người đó đang bị rối loạn, một số thành phần mỡ trong máu hoặc quá nhiều hoặc quá ít. Khi bị rối loạn mỡ máu thì rất có khả năng làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Thậm chí còn nguy hiểm. Trong số bệnh tật do mỡ máu bị rối loạn gây ra, bệnh về tim mạch là đáng sợ nhất.

 

Mỡ máu cao gây hại gì cho tim?

Người ta tổng kết thấy rằng, những người có lượng cholesterol trong máu cao có tỷ lệ mắc bệnh mạch vành cao gấp 2 - 3 lần so với người có lượng cholesterol bình thường (bình thường cholesterol máu dưới 5,2 mmol/l), trong đó rất cần quan tâm đến loại cholesterol xấu. Nếu loại cholesterol toàn phần tăng hoặc cholesterol xấu tăng hoặc tăng cả hai thì nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch càng cao do xơ vữa động mạch. Xơ vữa động mạch sẽ làm tăng huyết áp và các hệ lụy kèm theo.
 
Ngoài ra khi các mảng xơ vữa khi bị bong ra chúng sẽ đi theo dòng máu gây tắc nghẽn mạch vành tim gây đột tử hoặc tắc động mạch não gây tai biến mạch máu não. Giữa cholesterol và triglycerid có liên quan mật thiết với nhau cho nên khi triglycerid tăng thì loại LDL-c và VLDL-c cũng tăng theo. Khi triglycerid tăng thì ngoài việc làm xơ vữa động mạch chúng còn có khả năng làm gan bị nhiễm mỡ do tích tụ lipid ở gan bởi mất sự cân bằng giữa lipid vào gan và lipid ra khỏi gan. Điều bất lợi khi bị gan nhiễm mỡ là gan sẽ hạn chế sản xuất apoprotein, do đó lượng acid béo sẽ vào gan quá lớn làm cho gan càng bị nhiễm mỡ nặng hơn. Ngoài ra, triglycerid tăng cao cũng có nguy cơ làm viêm tụy tạng cấp tính, đây là bệnh rất nguy hiểm cần can thiệp kịp thời.

Một số biện pháp nhằm điều chỉnh lượng cholesterol và triglycerid máu 

Khi bị tăng mỡ máu có thể có liên quan mật thiết với chế độ ăn hằng ngày không hợp lý và một số yếu tố liên quan khác. Những người ăn nhiều mỡ động vật, phủ tạng động vật, lòng đỏ trứng, sữa toàn phần, bơ… sẽ có nguy cơ tăng mỡ máu. Vì vậy, nên hạn chế  ăn các loại thức ăn có chứa các chất béo và cholesterol như bơ, sữa toàn phần, thịt xông khói, dầu dừa, dầu quả cây cọ, các phủ tạng động vật, da gà, da vịt, da ngỗng. Hạn chế dùng các loại thực phẩm có chứa trans-fat như các loại chiên rán, nhất là chiên rán với loại dầu, mỡ đã sử dụng nhiều lần như quẩy, thịt rán, mì ăn liền.
 
Với người bị béo phì nên có chế độ giảm béo. Nên giảm béo một cách từ từ, không nóng vội, không dùng các loại dược phẩm, thuốc Nam, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc, chưa được cấp phép. Muốn giảm béo thông dụng là tăng cường vận động như tập thể dục, ăn giảm calo (cần giảm khoảng 250calo/ngày). Nếu không bị tăng huyết áp, sức khỏe tốt thì có thể tập một số động tác nặng như đi bộ với tốc độ nhanh, chạy với tốc độ vừa phải với độ dài vài ba trăm mét hoặc đạp xe đạp.
 
Với người nghiện thuốc lá, bia, rượu thì cần sử dụng giảm dần để đi tới bỏ hẳn. Nên khám bệnh theo định kỳ và nên được theo dõi tại một cơ sở y tế. Trong trường hợp đã áp dụng chế độ ăn hợp lý, chế độ tập luyện đều đặn mà mỡ máu không được cải thiện hoặc cải thiện không đáng kể thì sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc làm giảm mỡ máu. Tuyệt đối không tự động mua thuốc dùng khi không có đơn của bác sĩ. Bởi vì dùng thuốc giảm mỡ máu cần phải theo dõi chặt chẽ men gan (SGOT và SGPT) và một số chỉ số sinh hóa khác.  
 
 
                                                            Theo Báo SKĐS
 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục