Cán bộ Trạm Y tế xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) thăm, khám phụ nữ mang thai trước khi sinh.

Cán bộ Trạm Y tế xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) thăm, khám phụ nữ mang thai trước khi sinh.

(HBĐT) - Nói đến nạo phá thai do tâm lý sợ đau, sợ phải động dao kéo, nhiều người đã chọn phương pháp phá thai bằng thuốc (PTBT). Thế nhưng trên thực tế phương pháp phá thai này không hề đơn giản, nếu tự ý mua thuốc uống mà không có sự hướng dẫn và giám sát của bác sỹ sẽ để lại những hậu quả khôn lường.

 

Từ năm 2004, phương pháp phá thai nội khoa đã được Bộ Y tế đưa vào chuẩn quốc gia về các dịch vụ CSSKSS với những quy định nghiêm ngặt. Cụ thể: chỉ áp dụng cho thai dưới 7 tuần ở tuyến huyện, dưới 8 tuần tuyến tỉnh và dưới 9 tuần ở tuyến trung ương và nhất thiết phải uống thuốc dưới sự hướng dẫn, giám sát chặt chẽ của bác sĩ ngay từ bệnh viện.

 

Theo thống kê của Trung tâm CSSKSS tỉnh, trong năm 2011 có 72 người đến Trung tâm phá thai bằng thuốc, quý I /2012 có 17 người, trong đó có những trường hợp tự ý sử dụng thuốc phá thai dẫn đến nhiễm trùng phải đưa đến các cơ sở y tế để cấp cứu.

 

Chị Đinh Thị D. ở Cao Phong sau khi phát hiện có thai, do đã có 2 con, chị không muốn giữ lại cái thai nhưng lại ngại đến các cơ sở y tế. Nghe một vài người mách có cách bỏ thai bằng thuốc, chị đã tự ra hiệu thuốc ở thị trấn Cao Phong mua về uống, hậu quả không tự phá được thai mà phải vào bệnh viện cấp cứu trong tình trạng sảy thai, sót rau, băng huyết nguy hiểm tới tính mạng.

 

Trường hợp chị B.T.N, sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình, do quan hệ tình dục có thai ngoài ý muốn nhưng sợ người thân, bạn bè biết nên đã mua thuốc về uống lần thứ nhất thai không ra, chị N. tiếp tục đi mua thuốc được chủ hàng bán cho 3 viên tránh thai khẩn cấp và thuốc cao ích mẫu. Tổng chi phí cho hai lần mua thuốc hết hơn 500.000 đồng mà phá thai vẫn không thành, cũng may chưa xảy ra hậu quả đáng tiếc vì chị N. đã kịp thời đến cơ sở y tế và được phá thai an toàn.

 

Bác sỹ Trần Thị Ấn, Giám đốc Trung tâm CSSKSS tỉnh cho biết: Việc tùy tiện mua thuốc và dùng thuốc có thể dẫn đến những hậu quả như băng huyết, nhiễm trùng cổ tử cung. Nếu đi phá thai tại những cơ sở không đủ tiêu chuẩn, bác sĩ chưa qua tập huấn về PTBT, thai phụ sẽ không được kiểm tra đầy đủ, có thể thai đã chết nhưng không được tống xuất hoàn toàn dẫn đến sót thai, sót nhau thai khiến rong kinh, mất máu và nguy cơ nhiễm trùng tử cung cao. Bên cạnh đó, không phải bất kỳ thai phụ nào muốn thực hiện phá thai bằng thuốc cũng được mà phải căn cứ vào tình trạng thai (có nằm trong tử cung hay không, tuổi thai có phù hợp với tuyến bệnh viện được phép áp dụng hay không). Thai phụ có các bệnh lý về tuyến thượng thận, tăng huyết áp, hẹp van hai lá, tắc mạch hoặc có tiền sử tắc mạch, rối loạn đông máu, thiếu máu nặng, hen suyễn, những phụ nữ có vết sẹo cũ ở tử cung, tử cung dị dạng cũng không thể sử dụng phương pháp này.

 

So với việc can thiệp bằng thủ thuật, PTBT được xem là tiện lợi, nhanh chóng, giá rẻ (trung bình khoảng 350.000 đồng /ca) tránh được những tai biến rách, thủng, nhiễm trùng tử cung... do việc phải đưa dụng cụ vào buồng tử cung. Đặc biệt, PTBT tỷ lệ thành công khá cao (95%).

 

Hạn chế của PTBT là khách hàng lại phải chịu đau đớn trong một thời gian do thuốc gây ra hiện tượng sẩy thai tự nhiên và phải đi đến cơ sở y tế nhiều lần. Dù tỷ lệ tai biến do PTBT thấp hơn so với can thiệp bằng thủ thuật nhưng không phải là không có. Tai biến thường gặp là xuất huyết ồ ạt sau khi uống thuốc, bắt buộc người  sử dụng phương pháp này phải ở cách cơ sở y tế - nơi thực hiện PTBT - không quá 30 phút di chuyển.

 

Cũng do tính hai mặt này mà hiện thuốc phá thai chỉ được các bác sĩ cho phép điều trị hết sức dè dặt (phương pháp này gây ra những cơn đau co thắt dữ dội ở dạ dày và ra máu nhiều, phản ứng này càng dữ dội hơn đối với những người có sức khỏe yếu hay có tiền sử phá thai). Do vậy, thuốc chỉ được phép lưu hành và sử dụng tại những bệnh viện được phép làm PTBT.

 

Tuy nhiên, gần đây, trong giới trẻ đã rỉ tai nhau về phương pháp PTBT và sẽ vô cùng nguy hiểm nếu như họ tự ý mua về sử dụng như một biện pháp ngừa thai. Sẽ càng nguy hiểm hơn khi nguồn gốc của loại thuốc này lại không rõ ràng, nhất là với thuốc Misoprostol.

 

                                                                         Hồng Dung

                                                                 (Trung tâm TT-GDSK)

                                                       

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục