Bệnh loét da ở người cao tuổi (NCT) rất dễ gặp bởi đối tượng này có sức đề kháng giảm sút. Thêm vào đó, NCT thường mắc các bệnh có liên quan đến dinh dưỡng của da, khiến da dễ bị loét.

 

Trong các bệnh về da ở NCT thì bệnh loét da là một trong các loại bệnh gây nhiều phiền toái không chỉ cho người bệnh mà còn cho cả gia đình.

Nguyên nhân

Trong các bệnh loét da ở NCT thì loét da chi dưới chiếm tỉ lệ rất cao (khoảng 70%) do hệ thống van một chiều của tĩnh mạch chân suy yếu làm khó khăn cho máu trở về tim, máu ứ đọng lại gây loét da ở cẳng chân. Bệnh có thể xảy ra một bên hoặc cả hai bên cẳng chân, cũng có thể thể hiện loét ở da mắt cá trong do ứ trệ tĩnh mạch bên dưới. Mắt cá ngoài của NCT cũng có thể bị loét, loét mắt cá ngoài lại có lien quan đến chấn thương làm lở loét do đi lại không vững gây vấp, trượt chân hoặc do một số động mạch của chi dưới bị suy yếu…

 Ảnh minh họa

Một số NCT do nằm lâu bởi một số bệnh như tai biến mạch máu não, chấn thương gãy xương phải cố định hoặc bó bột phải nằm dài ngày. Sức yếu không cử động, không thay đổi tư thế được hoặc muốn cử động, muốn thay đổi tư thế nhưng không có người hỗ trợ thì những vùng bị tì đè nhiều cũng rất dễ gây loét như vùng mông, bả vai, hai mạng sườn, vùng chẩm, gót chân…

Các dạng loét da ở NCT do tì đè này chủ yếu do da ở vùng đó thiếu chất dinh dưỡng bởi máu không lưu thông được trong một thời gian dài. Một số NCT bị loét da có thể do suy dinh dưỡng bởi ăn uống thiếu (thiếu cả về số lượng cả về chất lượng) hoặc không ăn được do bệnh tật, vì vậy lớp cơ, lớp mỡ dưới da mỏng đi rất nhiều và nếu bị tì đè nhiều thì da sẽ bị loét. Ở một số NCT bị mất cảm giác đau do chấn thương cột sống, do tai biến mạch máu não cũng có thể bị loét da.

Ngoài bệnh loét da, người cao tuổi còn mắc bệnh về da khác. Da của NCT trở nên nhăn nheo, giảm tính đàn hồi, khô hơn do đó rất dễ mắc bệnh, thường gặp nhất là ngứa. Đa số NCT thường bị bệnh dày sừng làm cho bề mặt da ở vùng đó trở nên khô, nhám. NCT cũng có thể gặp các bệnh: zona là một bệnh do virút zoster gây ra; vảy nến, bạch biến do mất hắc tố melamin của da làm cho da có màu trắng giống như màu của một tờ giấy; bệnh tự miễn; bệnh da đỏ toàn thân tróc vảy, lang ben, hắc lào hoặc ung thư da.

Ngày nay, người ta thường nhắc đến loét da ở bệnh nhân bị đái tháo đường là do mạch máu ở một số vùng như bàn chân của người đối tượng này bị tổn thương làm cho máu không đến được gây loét da. Một số NCT do tình trạng vệ sinh kém bởi vì tuổi cao, sức yếu không có người chăm sóc, vệ sinh tắm, rửa hàng ngày cũng rất dễ bị loét da.

Nên làm gì?

Tùy theo từng nguyên nhân mà có các biện pháp nhằm ngăn ngừa loét da cho NCT. Khi NCT phải nằm lâu ngày, thậm chí không ngồi dậy được thì người nhà, người chăm sóc cần thay đổi tư thế cho người bệnh. Những vùng bị tì đè nhiều cần được vệ sinh sạch sẽ và xoa bóp hàng ngày. Có thể dung một số thuốc mỡ có kháng sinh thoa vào các vùng bị loét để phòng bị nhiễm trùng. Không nên lạm dụng thuốc ngủ cho NCT có nguy cơ bị loét da vì uống thuốc ngủ sẽ làm cho người bệnh giảm các vận động ngay cả việc thay đổi tư thế khi nằm.

Những NCT bị đái tháo đường luôn lưu ý là kiểm tra bàn chân mỗi ngày để phát hiện vết loét, cần chọn dày, dép mềm mại, không chật để sử dụng.

NCT khi bị giãn tĩnh mạch chân cần đi khám bệnh để được bác sĩ điều trị và tư vấn những điều cần thiết.

Vấn đề dinh dưỡng cho NCT để phòng loét da cũng là một việc rất cần được quan tâm. Vì vậy cần có chế độ ăn, uống hợp lý để có đủ năng lượng, giàu protein, giàu sinh tố, khoáng chất.

Trong các bữa ăn nên hạn chế ăn thịt mà tăng cường ăn cá, rau và quả. Cá, rau và quả có rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho mọi cơ quan trong cơ thể vì chúng cung cấp các loại vitamin đồng thời trong rau có nhiều chất xơ là loại góp phần chống táo bón ở NCT. Bên cạnh thực hiện chế độ dinh dưỡng tốt, đều đặn thì phải luôn luôn giữ vệ sinh cá nhân như nên tắm, rửa và thay quần áo hàng ngày. Quần áo luôn được thay, tốt nhất là thay đổi hàng ngày và cần giặt sạch.

 

                                                                      Theo SKĐS

Các tin khác

Không có hình ảnh
Trung tâm YTDP tỉnh là địa chỉ tư vấn, tiêm vắc xin phòng dại cho người bệnh.
Bà Ẻ ra vườn bẻ cành cây vào minh chứng cho phương pháp phá thai của mình.
Không có hình ảnh

Bớt đi một ánh mắt kỳ thị - tăng thêm một tia hy vọng

(HBĐT) - Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều giải pháp và hành động tích cực trong phòng - chống lây nhiễm HIV. Một trong những quan điểm được đề cập trong chiến lược quốc gia về Phòng - chống lây nhiễm HIV/AIDS từ 2001- 2010 và tầm nhìn đến 2020 là phân biệt, đối xử với người bị nhiễm HIV/AIDS, tăng cường trách nhiệm của gia đình, xã hội với người nhiễm HIV.

Chất tạo nạc: Bộ Nông nghiệp “lắc”, Y tế “gật”

Trong khi các chất Ractopamin (chất tạo nạc) bị Bộ NN&PTNT cấm thì vẫn được Bộ Y tế đưa vào danh mục sử dụng và có quy định rõ trường hợp sử dụng và hàm lượng.

Ngộ độc cóc: Nói mãi vẫn “mới”

Xuất phát từ quan điểm cho rằng thịt cóc bổ dưỡng hơn thịt gà, bò, có lợi cho những người suy dinh dưỡng, còi cọc hoặc suy kiệt, đặc biệt là trẻ em nên đã có nhiều người sử dụng phương thuốc này. Nhưng do chế biến và sử dụng không đúng cách nên nguy hiểm đến tính mạng, thậm chí gây tử vong.

Bệnh viện Đa khoa huyện Tân Lạc: Chuyển biến từ cuộc vận động lớn

(HBĐT) - “Gắn với lời Bác Hồ dạy “Lương y như từ mẫu”, CVĐ đã giúp mỗi cán bộ, y - bác sỹ thêm nỗ lực rèn luyện y đức, quan tâm chăm sóc bệnh nhân tận tình và ngày càng được nhân dân tin yêu” - Đó là những nhận định đầy tin tưởng của bác sĩ Trần Quốc Mạnh, Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Tân Lạc về kết quả thực hiện CVĐ “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tại Bệnh viện đa khoa huyện trong những năm qua.

Thuốc bảo hiểm y tế: Phân biệt cứng nhắc, bệnh nhân thêm khó

Dù đóng tiền BHYT như nhau, nhưng nếu đăng ký tuyến trên, người bệnh sẽ được hưởng miễn phí nhiều loại mà tuyến dưới không thể “kê” được.

Canh thuốc tốt cho sản phụ són tiểu

Phụ nữ sau đẻ thường đi tiểu nhiều lần, tiểu són hoặc tiểu không tự chủ, đó là do trương lực cơ thắt của bàng quang giảm, công năng của phế tỳ thận sút kém. Thận hư không chế ước được thủy dịch, phế tỳ hư không thu nhiếp được cũng ảnh hưởng đến sự bế tàng của bàng quang mà sinh tiểu són, tiểu không tự chủ. Xin giới thiệu một số món ăn - bài thuốc chị em có thể sử dụng hằng ngày để hỗ trợ điều trị bệnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục