Ngay sau lễ phát động đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh cùng các thành viên BCĐ phòng chống dịch bệnh nguy hiểm tỉnh và các em học sinh trường tiểu học Lý Tự Trọng (TPHB) đã rửa tay bàng xà phòng hưởng ứng “Chiến dịch quốc gia phòng chống bệnh tay, chân, miệng”
(HBĐT) - Ngày 23/4, tại Nhà Văn hóa thành phố, BCĐ phòng chống dịch bệnh nguy hiểm tỉnh đã tổ chức lễ phát động hưởng ứng Chiến dịch quốc gia phòng chống bệnh tay, chân, miệng. Dự lễ phát động có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng BCĐ phòng chống dịch bệnh nguy hiểm tỉnh cùng các thành viên trong BCĐ.
Bệnh tay, chân, miệng là bệnh lây truyền qua đường ăn uống do một số virus đường ruột gây nên. Bệnh thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ em dưới 5 tuổi. Bệnh tay, chân, miệng xuất hiện ca đầu tiên tại tỉnh ta vào ngày 29/5/2011 tại Mai Châu, sau đó đã nhanh chóng lây lan tại cộng đồng. Trong năm 2011 toàn tỉnh đã ghi nhận 2.476 ca. Bệnh xuất hiện tại 11 huyện, thành phố và 185 xã, phường, thị trấn. Từ đầu năm đến nay, diễn biến dịch có chiều hướng phức tạp và tăng nhanh, theo thống kê, đến ngày 17/4/, toàn tỉnh đã ghi nhận thêm 874 trường hợp mắc bệnh ở 11 huyện, thành phố và 116 xã, phường, thị trấn. Đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh chưa có trường hợp nào tử vong do mắc bệnh tay, chân, miệng. Trước tình hình diễn biến phức tạp của bệnh tay, chân, miệng, ngành y tế đã triển khai nhiều biện pháp phòng, chống dịch như tập huấn cho cán bộ y tế tuyến huyện, xã về công tác phòng, chống dịch; phối hợp với các ngành chức năng giám sát, xử lý các ổ dịch tại cộng đồng, tăng cường giám sát chủ động các ca bệnh và ổ dịch tại nhà trẻ, mẫu giáo và các hộ gia đình có ca bệnh; Chủ động các vật tư trang thiết bị y tế sẵn sàng cho công tác phòng - chống bệnh khi dịch bệnh bùng phát, lây lan trên diện rộng với những diễn biến nguy hiểm, phức tạp.
Phát biểu tại lễ phát động, đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh nhấn mạnh: để thực hiện mục tiêu kế hoạch phòng, chống, giảm tối đa số trường hợp mắc bệnh, kiểm soát chặt chẽ tình hình dịch bệnh tại các địa phương, cần chủ động giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc mới, khoanh vùng cách ly và xử lý kịp thời ổ dịch, không để dịch bệnh lây lan trong trường học và cộng đồng trước hết cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về công tác phòng chống dịch, đặc biệt là các đối tượng trực tiếp chăm sóc trẻ em. Mỗi người dân thực hiện các hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh gia đình, vệ sinh cộng đồng và thực hiện “rửa tay bằng xà phòng” trước khi cho trẻ ăn và sau khi cho trẻ đi vệ sinh...
Ngay sau lễ phát động, các thành viên BCĐ phòng chống dịch bệnh nguy hiểm tỉnh và các em học sinh trường Tiểu học Lý Tự Trọng (TPHB) đã thực hành rửa tay bằng xà phòng và diễu hành hưởng ứng Chiến dịch quốc gia phòng chống bệnh tay, chân, miệng.
Mạnh Hùng
(HBĐT) - Ngày 20/4, tại thị trấn Lương Sơn, Ban chỉ đạo vận động Hiến máu nhân đạo huyện, Bệnh viện đa khoa tỉnh đã phối hợp tổ chức Ngày hội Hiến máu đợt 1. Ngày hội thu hút 600 người tham gia gồm lực lượng vũ trang, đoàn viên thanh niên, học sinh, sinh viên, cán bộ, công chức và nhân dân các dân tộc trên địa bàn.
(HBĐT) - Từ ngày 20/3 – 19/4, Ban chỉ đạo 127/ĐP thành phố Hòa Bình đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra việc kinh doanh thuốc tân dược và dịch vụ khám - chữa bệnh tư nhân tại 79 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc tân dược, các nhà thuốc, đại lý thuốc và cơ sở dịch vụ khám - chữa bệnh tư nhân trên địa bàn.
(HBĐT) - Trong 2 ngày 18 và 19/4, Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khoẻ tỉnh đã tổ chức 2 lớp tập huấn về hướng dẫn sử dụng tài liệu truyền thông phòng - chống bệnh tay- chân - miệng cho 60 học viên là các cán bộ Trạm y tế xã, Hội Phụ nữ xã và Hội Chữ thập đỏ của 2 huyện Kim Bôi và Kỳ Sơn.
Khi một người có mỡ máu cao có nghĩa là mỡ trong máu của người đó đang bị rối loạn, một số thành phần mỡ trong máu hoặc quá nhiều hoặc quá ít. Khi bị rối loạn mỡ máu thì rất có khả năng làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Thậm chí còn nguy hiểm. Trong số bệnh tật do mỡ máu bị rối loạn gây ra, bệnh về tim mạch là đáng sợ nhất.
Hiện nay số người mắc các bệnh về mắt ngày một gia tăng, có nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên so với các bệnh có ảnh hưởng chủ yếu từ môi trường và thói quen, bệnh về mắt lại ít được quan tâm nhất, chủ yếu do tâm lý chủ quan và do bệnh không gây đau đớn, chỉ phát nặng sau một thời gian dài âm ỉ.
Viêm tiểu phế quản là bệnh hô hấp cấp tính, rất hay gặp ở trẻ nhỏ do viêm tắc các đường hô hấp nhỏ (hay còn gọi là tiểu phế quản). Bệnh xuất hiện trong 2 năm đầu, với tần suất cao nhất vào 6 tháng tuổi và ở nhiều nơi bệnh là một trong những nguyên nhân thường xuyên làm trẻ phải nhập viện.