Đại diện Sở LĐ-TB&XH đến thăm và tặng quà cho trẻ em khuyết tật tại xã Mãn Đức (Tân Lạc).
(HBĐT) - Là những trẻ kém may mắn trong xã hội, có trẻ sinh ra đã không hoàn thiện về thể chất, tinh thần, có trẻ lại thiếu sự đùm bọc yêu thương của cha mẹ, có những trẻ sinh ra trong gia đình nghèo, khó khăn nên cũng sớm phải lao vào những công việc không phù hợp với lứa tuổi để tìm kế sinh nhai... Tất cả các em đều rất cần sự quan tâm giúp đỡ của gia đình và xã hội.
Theo số liệu thống kê của Sở LĐ-TB&XH, toàn tỉnh hiện có trên 190.000 trẻ em, trong đó trẻ khuyết tật 543 em, trẻ phải lao động sớm, lao động nặng nhọc 793 em. Theo bà Nguyễn Thị Nguyệt, Phó Phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em (Sở LĐ-TB&XH): Để giải quyết nhanh, kịp thời chế độ cho trẻ khuyết tật, trẻ có hoàn cảnh khó khăn giúp các em có điều kiện vươn lên trong cuộc sống, hòa nhập cộng đồng thì công tác điều tra, lập danh sách trẻ có hoàn cảnh đặc biệt phải được đẩy mạnh. Những năm gần đây, Sở đã tổ chức được nhiều buổi truyền thông điểm và điều tra điểm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại các huyện. Năm 2011, Sở tiến hành tổ chức truyền thông và điều tra điểm trẻ có hoàn cảnh khó khăn tại xã Mãn Đức, Tử Nê (Tân Lạc), sau đó, phiếu điều tra được gửi tới tất cả các xã trong toàn tỉnh. Thông qua đó có danh sách số trẻ rơi vào 15 nhóm đối tượng như mồ côi, bị bỏ rơi, là nạn nhân chất độc hóa học, làm việc nặng nhọc... Dựa vào những hướng dẫn cụ thể, danh sách trẻ có hoàn cảnh khó khăn được lập chính xác, kịp thời. Từ đó, Sở đã kịp thời giải quyết chế độ cho các trường hợp được hưởng trợ cấp, nhiều em được khám sàng lọc và phẫu thuật khuyết tật. Nhờ vậy đã có 100% trẻ được khám sàng lọc khuyết tật, trong đó đã có nhiều cháu được phẫu thuật vận động, hở hàm ếch, tim bẩm sinh...
Để trẻ có hoàn cảnh đặc biệt xóa đi mặc cảm, hòa nhập cộng đồng, các địa phương đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để các em được vui chơi và học tập. Trong những năm qua, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đang theo học tại các trường phổ thông, mầm non luôn đạt tỷ lệ cao, tiêu biểu có những huyện có 100% trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được đi học như Lương Sơn, Đà Bắc, Cao Phong, Tân Lạc. Đối với trẻ mồ côi, nếu không nhận được sự nuôi dưỡng từ phía họ hàng, người thân sẽ được Sở lập danh sách đưa vào Trung tâm BTXH tỉnh. Hiện, Trung tâm đang nuôi dưỡng chăm sóc 34 trẻ mồ côi và 1 trẻ nhiễm HIV, tại đây, các em vẫn được tiếp tục đến trường, được vui chơi, chăm sóc như tại gia đình. Với trẻ phải lao động nặng nhọc, năm qua, Sở đã chỉ đạo Trung tâm dạy nghề các huyện, thành phố tổ chức dạy nghề chổi chít, may, mây - tre đan khi có nghề phụ, các em không còn phải theo cha mẹ làm những việc nặng nhọc mà tranh thủ thời gian rảnh rỗi sau giờ học để làm thêm phụ giúp gia đình. Cùng với đó, toàn tỉnh đã thành lập được nhiều cơ sở dạy nghề tư nhân cho người khuyết tật như Trung tâm dạy nghề tư thục Long Thành, một vài cơ sở may tại thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn), cơ sở làm chổi chít tại huyện Kỳ Sơn... Tại đây, các em đã xóa đi những mặc cảm bản thân, chuyên tâm vào học nghề và có thể tự lo cho cuộc sống của mình.
Việc thăm hỏi, tặng quà vào các ngày tết, lễ là sự động viên về tinh thần rất lớn đối với các em. Từ nhiều năm nay, các địa phương đều duy trì thường xuyên hoạt động này. Trẻ em có hoàn cảnh khó khăn là những đối tượng được ưu tiên. Công tác xây dựng quỹ Bảo trợ trẻ em được triển khai hàng năm vì đây là nguồn kinh phí chính của các hoạt động thăm hỏi, tặng quà. Khi nhận được công văn của Sở, các địa phương triển khai kêu gọi sự ủng hộ của mọi cá nhân, tổ chức. Tiêu biểu cho công tác này là huyện Đà Bắc, năm qua, quỹ Bảo trợ trẻ em của huyện xây dựng được trên 200 triệu đồng. Kinh nghiệm của Đà Bắc là nhờ sự ủng hộ của cấp ủy, chính quyền, công tác xây dựng quỹ được đưa vào nghị quyết của HĐND huyện nên mang lại hiệu quả cao.
Hồng Nhung
(HBĐT) - Mới đây dịch lợn tai xanh được phát hiện tại huyện Lương Sơn với các ổ dịch ở xã Cư Yên, Nhuận Trạch, Liên Sơn và Hòa Sơn, tổng số gần 500 con mắc bệnh. Đây là vùng có nhiều trang trại chăn nuôi lợn tập trung nên khả năng lây lan cao, gây thiệt hại lớn đối với sản xuất chăn nuôi của tỉnh. Nguyên nhân phát dịch do chưa thực hiện đầy đủ các quy định về phòng chống bệnh lợn tai xanh, nhất là trong thời điểm các tỉnh lân cận đang có dịch.
Ho là một triệu chứng thường gặp xuất hiện ở tất cả mọi người từ trẻ sơ sinh cho đến người cao tuổi. Khi bị ho, mọi người thường tìm thuốc cắt cơn ho để dùng. Nhưng sử dụng thuốc như thế nào cho đúng?
Sỏi tiết niệu là bệnh thường gặp và hay tái phát, do sự kết thạch của một số thành phần trong nước tiểu. Các khối sỏi có thể gây đau, tắc đường tiết niệu và nhiễm khuẩn, rất nguy hại cho sức khỏe người bệnh.
Đái dầm là tình trạng trẻ em từ 3 tuổi trở lên khi đi ngủ tự đái mà không biết. Thống kê cho thấy tỷ lệ đái dầm chiếm khoảng 3% trẻ em. Tuy nhiên bệnh cũng có thể gặp ở người lớn. Đái dầm tuy không nguy hiểm, nhưng gây phiền toái trong cuộc sống và làm mất tự tin (nhất là ở người lớn).
(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ra Quyết định số 617/QĐ-UBND ngày 18/5/2012 về việc công bố dịch lợn tai xanh tại Trại giống lợn ngoại của Trung tâm Giống vật nuôi và Thủy sản tỉnh Hòa Bình, xóm Đằm, xã Dân Chủ, TPHB.
(HBĐT) - Kiểm tra mẫu thuốc cam do phóng viên Báo Hoà Bình mua của một bà lang tại xóm Tân Lập (xã Hợp Thịnh, huyện Kỳ Sơn), Thầy thuốc ưu tú, lương y Đinh Thị Phiển - Chủ tịch Hội Đông y tỉnh cho biết: “Mẫu thuốc cam này có lượng phèn phi hơi nhiều, khi sử dụng dễ gây kích ứng cho trẻ. Ngoài ra, thuốc tán chưa mịn nên khi bôi cho trẻ sẽ khó thấm vào vết thương và nếu trẻ khóc mà cố tình bôi nhiều thì dễ khiến cho trẻ bị sặc, rất nguy hiểm”. Đến nay, chưa phát hiện trên địa bàn tỉnh có mẫu thuốc cam nhiễm chì như báo chí TƯ đưa tin, tuy nhiên việc sử dụng thuốc cam được chế biến không đúng liều lượng, phương thức an toàn cũng sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường.