Vitamin A, hay còn gọi là retinol, là vitamin thiết yếu trong cơ thể thuộc nhóm vitamin tan trong dầu (gồm có vitamin A, D, E, K).

Các nguồn cung cấp vitamin A

 

Có 2 nguồn chính cung cấp vitamin A cho cơ thể:

- Động vật: (ở dạng vitamin A: retinol) có trong gan, sữa, lòng đỏ trứng…

- Thực vật (ở dạng tiền chất vitamin A: beta- caroten): có trong các loại rau quả có màu vàng, xanh: bắp cải, rau diếp, cà rốt…

Vitamin A có rất nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể như:

- Tăng cường thị lực.

- Giúp tăng trưởng cơ thể.

- Cấu tạo các biểu mô.

- Tạo hình bộ xương.

- Tăng cường chức năng miễn dịch, bảo vệ cơ thể.

- Là tác nhân chống oxy hóa, ngăn chặn sự lão hóa và ngăn ngừa ung thư.

- Tăng cường chức năng nội tiết, sinh dục.

Lượng vitamin A cung cấp cho cơ thể chủ yếu qua thực phẩm và các chế phẩm bổ sung vitamin. Nhu cầu vitamin A hàng ngày của cơ thể:

- Nam giới: 3.000UI.

- Nữ giới: 2.300UI.

- Phụ nữ có thai và cho con bú: 3.000UI.

- Trẻ em: 2.000UI.

Khi chế độ dinh dưỡng không cung cấp đủ vitamin A hoặc một số bệnh lý nhiễm khuẩn như: bệnh sởi, viêm đường hô hấp, tiêu chảy… gây rối loạn hấp thu vitamin A, sẽ dẫn đến sự thiếu hụt vitamin A trong cơ thể và gây ra bệnh quáng gà, khô mắt. Trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đén mù lòa.

Lưu ý khi sử dụng vitamin A

Khi vitamin A có nguồn gốc động vật (Retinol), cung cấp cho cơ thể vượt quá nhiều lần nhu cầu hàng ngày trong thời gian dài, sẽ gây ra những tác hại cho cơ thể như:

- Gây độc tính cho gan.

- Gây khuyết tật cho thai nhi.

- Tóc rụng.

- Loãng xương.

- Rối loạn sắc tố da.

- Khô da.

- Chán ăn.

- Tiêu chảy.

- Buồn nôn.

- Chóng mặt…

Với vitamin A có nguồn gốc thực vật (beta-caroten) khi cung cấp dư thừa sẽ gây nên hiện tượng vàng da. Khi ngưng sử dụng một thời gian, hiện tượng này sẽ biến mất.

Một số loại thuốc như: neomycin, cholestyramin, parafin lỏng làm giảm hấp thu vitamin A nên lưu ý không sử dụng đồng thời với nhau.

Các thuốc uống tránh thai có thể làm tăng nồng độ vitamin A trong huyết tương và có tác dụng không thuận lợi cho sự thụ thai.

Cần tránh phối hợp vitamin A với nhóm retinoid (những chất có công thức hóa học tương tự vitamin A) vì sẽ gây ra tác hại như việc sử dụng vitamin A liều cao trong thời gian dài.

 

                                                                     Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục