Cán bộ Trạm y tế xã Xuất Hóa (Lạc Sơn) thực hiện tư vấn dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con với phụ nữ mang thai.

Cán bộ Trạm y tế xã Xuất Hóa (Lạc Sơn) thực hiện tư vấn dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con với phụ nữ mang thai.

(HBĐT) - Là một trong 9 chương trình ưu tiên của chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con đã góp phần hạn chế tốc độ gia tăng nhiễm HIV nói chung và tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con nói riêng. Chủ đề của tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm nay là “Hướng tới loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con vào năm 2015”.

 

Trong những năm gần đây, tình hình tiêm chích ma tuý có những diễn biến phức tạp. Song hành với nó là tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS cũng có chiều hướng gia tăng. Theo Trung tâm phòng - chống HIV/AIDS tỉnh, tính đến tháng 5/2012, số người nhiễm HIV đã phát hiện ở 11 huyện, thành phố và 144 xã, phường, thị trấn với 1.870 người nhiễm (trong đó có 1.332 người chuyển giai đoạn AIDS, 741 người tử vong do AIDS). Từ năm 2009 đến nay, tỉnh đã tổ chức xét nghiệm cho 9.500 bà mẹ, trong đó có 17 bà mẹ mang thai xét nghiệm dương tính với HIV.  

Bà Nguyễn Thị Thương, Phó Giám đốc Trung tâm Phòng - chống HIV/AIDS cho biết: Phần lớn số phụ nữ mang thai nhiễm HIV chủ yếu phát hiện ở giai đoạn muộn (giai đoạn mang thai hoặc khi chuyển dạ). Do đó, khó khăn trong tư vấn xét nghiệm tự nguyện, quản lý các bà mẹ nhiễm HIV và trẻ em sinh ra từ người mẹ nhiễm HIV. Một trong số những nguyên nhân chủ yếu là do bản thân người phụ nữ mang thai và phụ nữ nhiễm HIV thiếu thông tin, kiến thức về lây truyền HIV, các dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con chưa được cung cấp rộng rãi. Sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS còn rất nặng nề. 

Các hoạt động của tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con sẽ được triển khai từ 1-30/6 trên phạm vi toàn tỉnh với các hoạt động cụ thể: tổ chức các đợt truyền thông lưu động tại các xã, phường, thôn bản và cụm dân cư về  phòng - chống HIV/AIDS  và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; thực hiện truyền thông trực tiếp như nói chuyện, tư vấn, thăm hộ gia đình, thảo luận nhóm thông qua đội ngũ cộng tác viên và nhân viên y tế thôn bản. Bên cạnh đó, Trung tâm Phòng - chống HIV/AIDS tỉnh phối hợp các ban, ngành, đoàn thể hướng dẫn cơ sở vận động phụ nữ mang thai, đặc biệt tập trung vào phụ nữ có nguy cơ lây nhiễm HIV tham gia tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện. Tổ chức tập huấn cho cán bộ làm công tác tư vấn tại các cơ sở sản khoa và hệ thống chăm sóc sức khỏe sinh sản các tuyến. Đồng thời, tăng cường các hoạt động khám, quản lý thai sản, cung cấp các dịch vụ về KHHGĐ cho phụ nữ nói chung và phụ nữ nhiễm HIV nói riêng.  

Để dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con một cách có hiệu quả, Trung tâm Phòng - chống HIV/AIDS và Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã chuẩn bị đầy đủ thuốc kháng virus HIV (ARV) và chuẩn bị cung cấp sữa ăn thay thế cho trẻ sinh ra từ các bà mẹ nhiễm HIV đến ít nhất 6 tháng tuổi. Trong trường hợp trẻ được sinh ra từ mẹ có HIV, Trung tâm phòng - chống HIV/AIDS và các cơ sở sản khoa trong toàn tỉnh sẽ thực hiện tư vấn cho các bà mẹ cách nuôi dưỡng trẻ. Ngoài ra, khoa nhi của Bệnh viện Đa khoa tỉnh còn tư vấn, chăm sóc và theo dõi trẻ và mẹ có HIV sau sinh. Đồng thời, điều trị dự phòng bằng Cotrimoxazole cho trẻ sinh ra từ mẹ có HIV.  

Trong tháng cao điểm, các địa phương trong toàn tỉnh phấn đấu ít nhất có 80% số phụ nữ từ 15-49 tuổi được tiếp cận với các thông tin về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; tăng tỷ lệ phụ nữ mang thai được tư vấn, làm xét nghiệm HIV và quay lại nhận kết quả xét nghiệm trong thời kỳ mang thai lên 30%; tăng số phụ nữ mang thai được điều trị dự phòng sớm (từ tuần thứ 14) lên 30%; tăng gấp đôi (thêm 50%) số phụ nữ nhiễm HIV mang thai đến sinh đẻ tại bệnh viện có dịch vụ chăm sóc điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; tăng gấp đôi số trẻ sinh ra từ các bà mẹ nhiễm HIV được điều trị dự phòng và được cung cấp sữa thay thế so với bình quân chung hàng tháng.  

                  

                                                     Kim Tuất 

                                           (Trung tâm TT-GDSK) 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Cán bộ phòng thu BHXH, BHYT (BHXH tỉnh) rà soát danh sách các đơn vị nợ đọng BHXH trên địa bàn tỉnh.

Phòng tránh tai nạn thương tích ở trẻ

(HBĐT) - Tai nạn thương tích là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tử vong hay mang đến thương tật suốt đời ở trẻ. Môi trường sống luôn ẩn chứa nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến trẻ. Trong những năm gần đây, số trẻ trên địa bàn toàn tỉnh mắc phải tai nạn thương tích ngày càng gia tăng. Chính vì vậy, để chủ động phòng - chống tai nạn thương tích ở trẻ rất cần có sự quan tâm, vào cuộc của gia đình và xã hội; tạo cho trẻ thói quen sống, xây dựng môi trường an toàn, lành mạnh cho trẻ.

Hiệu quả cung ứng lao động từ sàn giao dịch việc làm

(HBĐT) - Bằng việc tăng cường hình thức tổ chức sàn vệ tinh, phiên di động tại các huyện, thành phố, mô hình sàn giao dịch việc làm được thực hiện bởi Trung tâm Dạy nghề và GTVL tỉnh đã mang lại hiệu quả cung ứng lao động khả quan.

Bệnh tay-chân-miệng đã lan ra 154 xã, phường, thị trấn

(HBĐT) - Theo báo cáo của Trung tâm YTDP tỉnh, bệnh tay-chân-miệng trên địa bàn tỉnh tiếp tục diễn biến phức tạp. Tính đến ngày 12/5, toàn tỉnh ghi nhận 1.413 ca mắc tại 154 xã, phường, thị trấn thuộc tất cả 11 huyện, thành phố. Trong đó, nhiều nhất là tại huyện Mai Châu 212 ca, huyện Đà Bắc 203 ca, TPHB 166 ca, huyện Lạc Sơn 144 ca… Như vậy, tính từ cuối tháng 5 đến nay, toàn tỉnh đã có thêm 6 xã có ca bệnh.

Thành phố Hòa Bình: Tôn vinh 25 người hiến máu tình nguyện tiêu biểu

(HBĐT) - Hưởng ứng “Ngày Thế giới tôn vinh người hiến máu (14/6), sáng ngày 13/6, Ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện thành phố Hòa Bình tổ chức lễ tôn vinh các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào vận động hiến máu tình nguyện (HMTN).

16 hộ dân xóm Ong 1 vẫn lơ là với tính mạng và tài sản của chính mình

(HBĐT) - Trong cơn bão số 5 năm 2007, cùng với sự cố kinh hoàng do đất, đá sạt lở khiến nhà ở của 3 hộ dân ở xóm Ong 1, Nam Phong (Cao Phong) bị xô nghiêng, vặn vỏ đỗ. Rất may, những thành viên của các hộ gia đình trên đã kịp thời sơ tán để thoát hiểm.

Trẻ mắc tự kỷ gia tăng do gia đình thiếu hiểu biết

Những năm 1990 trở về trước, trẻ mắc chứng tự kỷ được cho là một bệnh tâm thần và được khám chữa tại bệnh viện tâm thần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục