Trẻ em leo trèo không có sự kiểm soát của người lớn sẽ dẫn đến những rủi ro đáng tiếc. (ảnh chụp tại xã Phú Minh - Kỳ Sơn).

Trẻ em leo trèo không có sự kiểm soát của người lớn sẽ dẫn đến những rủi ro đáng tiếc. (ảnh chụp tại xã Phú Minh - Kỳ Sơn).

(HBĐT) - Tai nạn thương tích là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tử vong hay mang đến thương tật suốt đời ở trẻ. Môi trường sống luôn ẩn chứa nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến trẻ. Trong những năm gần đây, số trẻ trên địa bàn toàn tỉnh mắc phải tai nạn thương tích ngày càng gia tăng. Chính vì vậy, để chủ động phòng - chống tai nạn thương tích ở trẻ rất cần có sự quan tâm, vào cuộc của gia đình và xã hội; tạo cho trẻ thói quen sống, xây dựng môi trường an toàn, lành mạnh cho trẻ.

 

Theo báo cáo của Sở LĐ-TB&XH, từ năm 2008 trở về trước, mỗi năm toàn tỉnh chỉ xảy ra trên dưới 100 vụ trẻ mắc tai nạn thương tích, số trẻ tử vong chỉ dưới 20 em. Đến năm 2009 và 2010, số trẻ mắc tai nạn thương tích tăng đột biến lần lượt là 601 và 635 ca mắc. Năm 2011, con số này có giảm nhưng vẫn ở mức cao là 364 ca. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn thương tích ở trẻ và ngã là một trong những nguyên nhân hàng đầu; đuối nước chiếm tới trên 50% tỷ lệ tai nạn thương tích ở trẻ. Ngã mặc dù không là nguyên nhân gây tử vong lớn ở trẻ em nhưng lại là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tàn tật vĩnh viễn, đặc biệt là chấn thương sọ não, cột sống ở trẻ. Tai nạn giao thông là nguyên nhân thứ hai dẫn đến tai nạn thương tích ở trẻ, chiếm tỷ lệ 20% số vụ tai nạn thương tích. Một nguyên nhân dẫn đến trẻ tử vong cao khi mắc phải là đuối nước, năm 2011 có đến 50% số trẻ tử vong khi bị đuối nước ở tỉnh ta. Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân như bỏng, ngộ độc, súc vật cắn, điện giật cũng mang đến thương tật suốt đời hay tử vong ở trẻ.

Bà Nguyễn Thị Nguyệt, Phó phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em (Sở LĐ- TB&XH) cho biết: Đây không chỉ là thực trạng của riêng tỉnh ta mà là tình trạng chung của nhiều địa phương trên cả nước. Trước tình hình đó, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách và hoạt động thiết thực để góp phần giảm thiểu tai nạn thương tích ở trẻ như chính sách quốc gia về phòng - chống tai nạn thương tích trẻ em (2001-2010); quyết định của Bộ Y tế về triển khai cộng đồng an toàn trẻ toàn quốc (2006); quyết định của Bộ GD&ĐT về việc triển khai chương trình trường học an toàn (2007); Nghị quyết 32 về quy định đội mũ bảo hiểm bắt buộc (năm 2007 và bổ sung quy định đối với trẻ em mới được ký năm 2010); quy chuẩn xây dựng Nhà ở và công trình công cộng an toàn sinh mạng và sức khỏe bao gồm quy định an toàn cho trẻ của Bộ Xây dựng và Bộ LĐ-TB&XH (2008); kế hoạch hành động liên ngành về phòng - chống đuối nước trẻ em của Bộ LĐ-TB&XH (2009) 

 

Từ đó, Sở LĐ-TB&XH đã xây dựng kế hoạch phòng - chống tai nạn thương tích cho trẻ. Việc xây dựng xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em được triển khai sâu rộng. Nhiều địa phương đã được công nhận phù hợp với trẻ em, đặc biệt huyện Cao Phong có 100% xã, thị trấn được công nhận. Đây là con số rất có ý nghĩa vì là minh chứng cụ thể là các em đang được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh. Nhiều trung tâm, cơ sở dành riêng cho đối tượng thanh - thiếu nhi hoạt động tích cực như Trung tâm hoạt động thanh - thiếu niên, Trung tâm Văn hóa thanh - thiếu niên, Nhà Thiếu nhi tỉnh và nhiều cơ sở nhận dạy các môn năng khiếu, thể thao cho trẻ...

 

Đồng thời, các huyện, thành phố triển khai nhiều buổi truyền thông về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ em, phụ huynh, giáo viên, cộng tác viên, chính quyền... Để phòng tránh tai nạn cho trẻ, biện pháp tốt nhất là tuyên truyền sâu rộng để mọi người hiểu biết, luôn cảnh giác với những tai nạn đang rình rập các em.

 

 

                                                                          Hồng Nhung

 

Các tin khác


Cứu sống bé trai đuối nước giờ thứ 4 và những điều quan trọng phụ huynh cần lưu ý

(HBĐT) - Tuần qua, khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình đã cứu sống bé trai 11 tuổi bị đuối nước. Theo nhận định, có được kết quả này một phần do bé trai rất may mắn được đưa lên mặt đất kịp thời, cách sơ cứu hiệu quả. Một phần do được các thầy thuốc bệnh viện điều trị, chăm sóc tích cực.

Đa dạng hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá

(HBĐT) - Trong những năm gần đây, các cấp, ngành của tỉnh đã quan tâm đến công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHCTL). Tuy nhiên, các loại thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha đang len lỏi trong cuộc sống làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Việc đa dạng hình thức truyền thông, tăng cường kiểm tra việc thực thi Luật PCTHCTL nhằm hạn chế sử dụng thuốc lá trong cuộc sống hàng ngày là cần thiết.

Tỷ lệ tiêm chủng mở rộng không đạt kế hoạch, cả nước đã hết vaccine 5 trong 1

Một số loại vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng đang thiếu, tỷ lệ tiêm chủng không đạt theo kế hoạch và thấp hơn so với năm 2021, công tác mua sắm vaccine trong thời gian tới… là những thông tin được các đại biểu đưa ra tại Hội nghị sơ kết công tác tiêm chủng mở rộng năm 2022 khu vực phía Nam ngày 23/5.

Việt Nam thuộc nhóm 15 nước nam giới hút thuốc lá nhiều nhất thế giới

Sáng 23/5, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Y tế tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin cho báo chí về phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Lấy máu xét nghiệm sàng lọc gen bệnh tan máu bẩm sinh

(HBĐT) - Từ ngày 17- 22/5, Chi cục Dân số - KHHGĐ phối hợp với Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Trung tâm Y tế các huyện tổ chức lấy máu xét nghiệm sàng lọc gen bệnh tan máu bẩm sinh tại các huyện Cao Phong, Lương Sơn và Yên Thuỷ. Đây là các địa phương đã được triển khai tập huấn và xét nghiệm sàng lọc gen bệnh tan máu bẩm sinh năm 2022.

Chung tay đẩy lùi bệnh tan máu bẩm sinh vì sức khoẻ cộng đồng

(HBĐT) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) có 2 biểu hiện nổi bật là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể nên bệnh nhân phải điều trị suốt đời, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ sẽ có nhiều biến chứng, làm bệnh nhân chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục