Vào mùa hè với những đợt nắng nóng nhiệt độ tăng cao, xen kẽ với những đợt mưa, lũ lụt... nên nhiều bệnh, tật do vi khuẩn, virut, nấm... bùng phát. Và, sốt là một trong những biểu hiện đầu tiên của nhiều bệnh...

 

Cơ chế gây sốt

Sốt có thể do nhiều yếu tố gây ra gồm vi khuẩn và độc tố vi khuẩn, virút, nấm, xoắn khuẩn, các phản ứng miễn dịch, các hormon điển hình là progesterol, các thuốc và các polynucleotid tổng hợp. Các chất này gọi chung là chất sinh nhiệt ngoại sinh.

 Chất sinh nhiệt ngoại sinh gây sốt thông qua một chất trung gian gọi là chất sinh nhiệt nội sinh, đó là interleukin 1 (IL-1). Chất này được bạch cầu đơn nhân và đại thực bào bài tiết khi có tác động của các chất sinh nhiệt ngoại sinh. IL-1 được máu đưa tới trung khu điều hoà thân nhiệt ở vùng dưới đồi thị rồi gắn vào các neuron cảm nhận nhiệt ở vùng trước thị giác của đồi thị và “đặt lại chuẩn” của trung tâm điều hoà thân nhiệt lên mức cao hơn. Khi đó làm cho thân nhiệt bình thường trở nên thấp hơn “mức chuẩn” mới, làm người ta có cảm giác ớn lạnh, sởn gai ốc, run và co mạch ngoại vi làm da và niêm mạc tái. Đây là triệu chứng khởi đầu của cơn sốt và là cơ chế làm tăng thân nhiệt.

 Khi thân nhiệt đạt tới “mức chuẩn” mới thì quá trinh sinh nhiệt và thải nhiệt cân bằng và sốt duy trì thân nhiệt ở mức cao. Khi nguyên nhân sốt được loại bỏ thì mức “nhiệt chuẩn” trở lại bình thường làm người bệnh lại cảm thấy quá nóng. Khi đó bệnh nhân vã mồ hôi, da ửng đỏ vì dãn mạch, tăng tần số thở, các phản ứng trên làm tăng thải nhiệt và sốt giảm. IL-1 còn kích thích tổng hợp prostaglandin E1 (PGE1) gây hoạt hoá quá trình sinh nhiệt và giữ nhiệt, huy động bạch cầu từ các kho dự trữ trong tuỷ xương, gây hoá ứng động với bạch cầu tới các nơi vi khuẩn xâm nhập, làm tăng giải phóng enzym và tăng hoạt tính thực bào của bạch cầu. Đây là cơ chế bảo vệ chống lại các tác nhân gây bệnh. IL-1 có trong các tế bào hình sao của não được giải phóng vào não gây hoạt hoá các neuron gây ngủ sóng chậm gây ra tình trạng ngủ gà, ngủ lâu khi sốt có tác dụng bảo vệ tế bào não.

Như vậy, sốt là một phản ứng bảo vệ của cơ thể để chống lại các tác nhân gây bệnh. Đây là phản ứng có lợi, nó chỉ trở nên có hại khi sốt cao quá mức do sốt làm gia tăng quá trình chuyển hoá và teo cơ bắp vì IL-1 huy động các acid amin từ cơ thông qua vai trò của men cyclo oxygenase. Hiện tượng này gây ra đau mỏi cơ và teo cơ bắp do sốt. Sốt làm tăng nhịp tim, tăng tiết mồ hôi gây mất muối, mất nước, nhức đầu, sợ ánh sáng, toàn thân mệt mỏi. Người cao tuổi đang mắc các bệnh tim hoặc não thì sốt là tác động xấu. Trẻ em khi sốt cao trên 40oC dễ bị co giật.

 Cần hạ nhiệt khi sốt cao (nhiệt độ nách trên 390C)

Xử lý thế nào?

Từ các phân tích trên chúng ta cần có thái độ hợp lý khi xử lý sốt để phát huy được tác dụng tích cực của sốt và làm giảm những tác dụng bất lợi của sốt. Khi sốt nhẹ (< 38oC) thường ít gây hại, không khó chịu nhiều lại có lợi cho cơ chế bảo vệ của cơ thể thì không nên hạ sốt. Hơn nữa dùng thuốc hạ sốt sẽ làm mất các hiệu ứng có lợi của IL-1, làm thay đổi diễn biến tự nhiên của bệnh, gây nhiễu cho quá trình theo dõi kết quả của thuốc điều trị đặc hiệu. Trong trường hợp này chỉ cần điều trị loại trừ nguyên nhân gây sốt. Khi sốt cao (nhiệt độ nách > 39oC) thì cần hạ nhiệt. Có hai biện pháp hạ nhiệt đó là:

+ Hạ nhiệt bằng phương pháp vật lý (nên được ưu tiên sử dụng trước) gồm cởi bớt quần áo cho thoáng, chườm lạnh bằng đắp khăn thấm nước mát lên bẹn, nách, trán, hai bên thái dương, tưới nước muối đẳng trương để làm mát người.

+ Phương pháp dùng thuốc hạ sốt. Có 5 nhóm thuốc hạ sốt giảm đau: Nhóm dẫn xuất của acid salicilic (natri salicilat, aspirin), nhóm dẫn xuất của pyrazolon (antipyrin, pyramidon, amidopyrin), nhóm dẫn xuất của anilin (phenacetin, paracetamol), nhóm dẫn xuất của indol (indomethacin), nhóm các thuốc khác (antranilic, ketoprofen, ibuprofen…). Các thuốc trên đều có tác dụng hạ sốt, giảm đau, chống viêm, trong đó paracetamol, aspirin, amidopyrin hay được sử dụng để hạ sốt.

 Khi sử dụng thuốc hạ sốt cần lưu ý vì không có tác dụng điều trị nguyên nhân mà chỉ làm giảm triệu chứng nên khi thuốc được thải trừ sốt sẽ trở lại. Các thuốc này đều ức chế tổng hợp prostaglandin nên dễ gây thiếu máu ở các cơ quan, gây giảm tạo chất nhầy bảo vệ của đường tiêu hoá dễ gây viêm và loét đường tiêu hoá, thuốc chanh chấp với vitamin K, ức chế kết dính tiểu cầu dễ gây ra chảy máu. Vì vậy, không được dùng các thuốc trên cho người có tiền sử bị viêm loét hoặc chảy máu dạ dày hành tá tràng, nên uống thuốc lúc no sau bữa ăn, không dùng trong sốt xuất huyết và các bệnh nhân có bệnh thận, bệnh gan, tăng huyết áp. Chỉ dùng liều thấp nhất có tác dụng.

Đối với aspirin còn có tác dụng ức chế bài tiết acid uric ở ống thận, vì vậy không dùng ở người bị bệnh gút. Aspirin còn gây bùng phát cơn hen hoặc làm cơn hen nặng lên nên không dùng cho người bị bệnh hen. Còn paracetamol, là thuốc có nhiều dạng dùng (viên nén, viên đạn, dạng xiro, viên sủi bọt...) với rất nhiều tên gọi. Vì vậy người dùng cần thận trọng để tránh dùng nhiều loại thuốc một lúc mà trong đó đều có chứa paracetamol, gây  quá liều, hại gan. Đối với trẻ em cần chọn dạng dùng thích hợp với trẻ.

Bình thường, cơ thể người luôn được duy trì ở một khoảng nhiệt độ rất hẹp để tạo thuận lợi cho chuyển hoá tế bào và hoạt động bình thường của các cơ quan trong cơ thể. Trong ngày thân nhiệt xuống thấp nhất vào 2-4 giờ sáng (35,8oC - 36oC), rồi thân nhiệt tăng dần tới đỉnh điểm vào khoảng 6 - 10 giờ tối (37oC - 37,2oC). Nhiệt độ lấy ở hậu môn thường cao hơn lấy ở miệng 0,25oC - 0,5oC, và cao hơn ở lấy ở nách 0,5oC - 1oC.
 
Vì vậy, nhiệt độ lấy ở hậu môn là tốt nhất vì phản ánh sát với nhiệt độ nội tạng. Nhiệt độ lấy ở nách người bình thường sau khi nằm nghỉ 30 phút nằm trong khoảng 36oC - 36,8oC, sau đó người ta phải cộng thêm vào 0,5oC để xác định thân nhiệt. Thân nhiệt chênh lệch trong khoảng 3,5oC so với thân nhiệt bình thường (nghĩa là khoảng 33oC - 40oC) thì chưa gây nguy hiểm cho tính mạng.
 
Ở trẻ em khi thân nhiệt cao tới 41oC thường xảy ra co giật, và não sẽ bị tổn thương không hồi phục khi thân nhiệt lên đến 42,2oC (do làm biến chất protein, làm rối loạn chức năng các enzym). Khi thân nhiệt tụt xuống 32,8oC thì xuất hiện tình trạng hôn mê, khi thân nhiệt xuống tới 28,5oC thì xảy ra rối loạn nhịp tim (rung nhĩ chậm), nếu thân nhiệt thấp hơn nữa có thể gây rung thất và ngừng tim.
 
 
                                                                           Theo Báo SKĐS
 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Cán bộ Trạm y tế xã Xuất Hóa (Lạc Sơn) thực hiện tư vấn dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con với phụ nữ mang thai.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Kỳ Sơn không để xảy ra dịch bệnh lớn trên đàn gia súc, gia cầm

(HBĐT) - Hiện nay, toàn huyện Kỳ Sơn có 3.896 con trâu, 1.770 con bò, 29.750 con lợn và 271.750 con gia cầm. Từ đầu năm đến nay, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện tương đối ổn định, không có dịch bệnh lớn xảy ra.

Tập trung xử lý nợ đọng bảo hiểm xã hội

(HBĐT) - Theo báo cáo của BHXH tỉnh, tỷ lệ các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nợ BHXH ngày càng tăng. Hành vi nợ đọng BHXH không chỉ vi phạm pháp luật mà còn ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động. Hiện nay, BHXH tỉnh đang quyết liệt triển khai các giải pháp xử lý tình trạng nợ đọng BHXH.

Phòng tránh tai nạn thương tích ở trẻ

(HBĐT) - Tai nạn thương tích là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tử vong hay mang đến thương tật suốt đời ở trẻ. Môi trường sống luôn ẩn chứa nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến trẻ. Trong những năm gần đây, số trẻ trên địa bàn toàn tỉnh mắc phải tai nạn thương tích ngày càng gia tăng. Chính vì vậy, để chủ động phòng - chống tai nạn thương tích ở trẻ rất cần có sự quan tâm, vào cuộc của gia đình và xã hội; tạo cho trẻ thói quen sống, xây dựng môi trường an toàn, lành mạnh cho trẻ.

Hiệu quả cung ứng lao động từ sàn giao dịch việc làm

(HBĐT) - Bằng việc tăng cường hình thức tổ chức sàn vệ tinh, phiên di động tại các huyện, thành phố, mô hình sàn giao dịch việc làm được thực hiện bởi Trung tâm Dạy nghề và GTVL tỉnh đã mang lại hiệu quả cung ứng lao động khả quan.

Bệnh tay-chân-miệng đã lan ra 154 xã, phường, thị trấn

(HBĐT) - Theo báo cáo của Trung tâm YTDP tỉnh, bệnh tay-chân-miệng trên địa bàn tỉnh tiếp tục diễn biến phức tạp. Tính đến ngày 12/5, toàn tỉnh ghi nhận 1.413 ca mắc tại 154 xã, phường, thị trấn thuộc tất cả 11 huyện, thành phố. Trong đó, nhiều nhất là tại huyện Mai Châu 212 ca, huyện Đà Bắc 203 ca, TPHB 166 ca, huyện Lạc Sơn 144 ca… Như vậy, tính từ cuối tháng 5 đến nay, toàn tỉnh đã có thêm 6 xã có ca bệnh.

Thành phố Hòa Bình: Tôn vinh 25 người hiến máu tình nguyện tiêu biểu

(HBĐT) - Hưởng ứng “Ngày Thế giới tôn vinh người hiến máu (14/6), sáng ngày 13/6, Ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện thành phố Hòa Bình tổ chức lễ tôn vinh các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào vận động hiến máu tình nguyện (HMTN).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục