Một buổi truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh cho cán bộ, nhân dân  tại Trạm y tế thị trấn Cao Phong (Cao Phong).

Một buổi truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh cho cán bộ, nhân dân tại Trạm y tế thị trấn Cao Phong (Cao Phong).

(HBĐT) - Trong 5 năm gần đây (2007 - 2011), theo thống kê của hệ thống dân số cho thấy, tỉnh ta có tỷ số giới tính khi sinh (TSGTKS) tăng một cách bất thường. Năm 2007, tỷ số giới tính khi sinh là 107 bé trai/100 bé gái, đến năm 2011 tỷ số đó là 119,9/100 (tỷ số của toàn quốc là 112/100), trở thành 1 trong 10 tỉnh có tỷ số giới tính cao nhất cả nước.

 

Cá biệt có những địa phương trong tỉnh có TSGTKS rất cao như Lương Sơn 133,8/100, Yên Thủy 129,2/100, Lạc Thủy 128,3/100 đa số các huyện, thành phố còn lại đều có TSGTKS cao hơn toàn quốc. Đây đang là khó khăn, thách thức lớn đối với công tác DS-KHHGĐ của tỉnh trong những năm tiếp theo.

Năm 2011, công tác truyền thông được chú trọng và triển khai bằng nhiều hình thức như tổ chức hội nghị, hội thảo cho gần 300 cán bộ, lãnh đạo tỉnh, huyện, xã và các phóng viên báo chí, tập huấn cho 145 cán bộ dân số về thực trạng cũng như hệ lụy của mất cân bằng giới tính khi sinh. Ngành dân số phối hợp với Hội ND tổ chức các cuộc hội thảo chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, xây dựng gia đình văn hóa của nam nông dân làm kinh tế giỏi sinh con một bề là gái đặc biệt, nhiều tài liệu truyền thông, văn bản pháp luật, chính sách DS-KHHGĐ được đưa vào hương ước xã.  

Theo bà Nguyễn Thị Minh Phương, Phó giám đốc Chi cục DS-KHHGĐ, tỉnh ta là một trong các tỉnh có mô hình can thiệp về giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh của Tổng cục DS-KHHGĐ nên đã nhận được sự hỗ trợ về kinh phí. Hiện tại, mô hình được triển khai cho 100% xã, phường, thị trấn. Công tác DS-KHHGĐ nói chung, việc giảm thiểu mất cân bằng giới tính nói riêng nhận được sự quan tâm của cấp ủy đảng, chính quyền cùng ban, ngành, đoàn thể. Tuy nhiên, việc giảm thiếu mất cân bằng giới tính khi sinh còn gặp phải khó khăn, nhất là về nhận thức của một bộ phận người dân; đã có các văn bản quy phạm pháp luật rõ ràng về vấn đề giới và giới tính khi sinh, quy định rõ ràng cụ thể các hành vi vi phạm và  mức xử phạt cho các hành vi chẩn đoán,  lựa chọn giới tính thai nhi, nghiêm cấm chẩn đoán giới tính trước sinh tại các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập nhưng công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các văn bản pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi còn gặp những khó khăn, bất cập. Là một tỉnh miền núi có gần 85% dân số ở nông thôn, lao động chủ yếu là đồng ruộng và nương rẫy nên đòi hỏi con người có sức khỏe nên nhu cầu có con trai làm lao động chính trong nhà đa ăn sâu vào tiềm thức của mỗi cá nhân, cặp vợ chồng và dòng họ. 

Trước những thuận lợi và khó khăn đó, ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ tỉnh đã có nhiều giải giáp cụ thể, ông Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh, Trưởng ban chỉ đạo cho biết: UBND tỉnh thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dân số, can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh, góp phần giảm thiểu những hệ lụy cho thế hệ sau. Trong đó có việc ban hành kế hoạch hành động thực hiện chiến lược DS-KHHGĐ tại tỉnh Hòa Bình giai đoạn năm 2011  2015, kế hoạch nêu rõ: “Giảm mạnh tốc độ tăng TSGTKS, đặc biệt tập trung vào các huyện có tình trạng mất cân bằng nghiêm trọng về TSGTKS. Phấn đấu TSGTKS ở mức dưới 116 trẻ trai/100 trẻ gái vào năm 2015. Đồng thời, tỉnh đang xây dựng đề án chủ động giảm thiểu mắc bệnh tan máu bẩm sinh và mất cân bằng giới tính khi sinh tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2012  2020 với mục tiêu từng bước khống chế có hiệu quả tốc độ tăng mất cân bằng giới tính khi sinh, tiến tới đưa TSGTKS trở lại mức cân bằng tự nhiên. Giảm TSGTKS xuống trung bình ít nhất 1 điểm phần trăm mỗi năm, tới năm 2015, TSGTKS nhỏ hơn hoặc bằng 116 và dưới mức 115 vào năm 2020. Đề án tập trung tăng cường, nâng cao hiệu quả truyền thông, giáo dục và vận động nâng cao nhận thức và chuyển đổi hành vi; nâng cao hiệu lực thực thi pháp luật về cấm lựa chọn giới tính thai nhi Từ đó, góp phần thực hiện thành công kế hoạch hành động thực hiện chiến lược DS-SKSS tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011  2015.

 

                                                                 Hồng Nhung

 

 

 

Các tin khác


Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về phòng, chống bệnh dại

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023 cả nước có 82 người chết vì bệnh dại tại 30 tỉnh, thành phố; 674.888 người bị động vật cắn đã phải điều trị dự phòng bệnh dại, tăng 45% so với năm 2022 (trong đó 80% trường hợp là do chó, 18% do mèo, còn lại do các loại động vật khác như khỉ, chuột, dơi).

Quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại

Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại cho đàn chó, mèo. Đây là giải pháp quan trọng để phòng, chống bệnh dại khi bước vào mùa hè, tránh những cái chết thương tâm do bệnh dại gây ra.

Bộ Y tế hướng dẫn cách phòng cúm gia cầm lây sang người

Bệnh cúm gia cầm trên người hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, cũng như chưa có vaccine phòng bệnh. Do đó, người dân cần chủ động trang bị các kiến thức phòng tránh, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển mùa như hiện nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục