(HBĐT) - Trong những năm qua, công tác DS- KHHGĐ trên địa bàn tỉnh đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, hiện nay, vấn đề nâng cao chất lượng dân số của tỉnh đang gặp một số khó khăn, trở ngại được nhiều người quan tâm. PV Báo Hòa Bình phỏng vấn bà Nguyễn Thị Ngọc, Chi cục trưởng Chi cục DS/KHHGĐ xung quanh vấn đề này.

 

PV: Xin bà cho biết một số nét cơ bản của công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn tỉnh ta trong thời gian vừa qua?

 

Bà Nguyễn Thị Ngọc: Những năm qua, công tác DS-KHHGĐ của tỉnh đạt được những kết quả quan trọng. Nhận thức của toàn xã hội đã có bước chuyển biến rõ rệt. Quy mô gia đình có một hoặc hai con được nhiều người chấp nhận (số con trung bình của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là 1,98 con). Tốc độ tăng dân số nhanh đã được khống chế, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm còn xấp xỉ 1%. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên luôn dưới 5%. Quy mô dân số tương đối ổn định. Kết quả công tác DS-KHHGĐ đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển KT- XH, nâng cao mức sống nhân dân. Tuy nhiên, chất lượng dân số của tỉnh còn một số vấn đề cần phải quan tâm như: Tỷ lệ người khuyết tật, tỷ lệ trẻ em chết dưới 1 tuổi ở mức cao hơn so với cả nước, mức thu nhập bình quân đầu người thấp. Một số các chỉ số như tuổi thọ, trình độ học vấn, nguồn nước hợp vệ sinh đang ở mức thấp hơn so với cả nước. Dân số tỉnh ta  cũng như cả nước đang ở giai đoạn cơ cấu dân số vàng, tuy dồi dào về nhân lực lao động nhưng cũng đứng trước những cơ hội và thách thức mới về lao động, việc làm. Bên cạnh những khó khăn này, chất lượng dân số tỉnh đang phải đối mặt với hai vấn đề quan trọng: Thứ nhất là tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh và bệnh tan máu bẩm sinh (thalassemia) đang tiềm ẩn khá lớn trong cộng đồng các dân tộc trong tỉnh.

 

PV: Như vậy, đối với tỉnh ta hiện nay đang có hai vấn đề lớn, nổi cộm ảnh hưởng đến chất lượng dân số là tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh và bệnh thalassemia. Xin bà cho biết rõ hơn tác hại của 2 vấn đề  này đối với chất lượng dân số?

 

Bà Nguyễn Thị Ngọc: Bệnh tan máu bẩm sinh là bệnh di truyền trên gen ẩn của dòng hồng cầu, khi 2 người mang gen ẩn của bệnh kết hôn với nhau thì sẽ sinh ra những đứa con bị bệnh, nếu một người mang gen bệnh lấy một người bình thường thì các con sinh ra không bị bệnh. Khi gia đình có người mắc bệnh, làm khánh kiệt về kinh tế, suy sụp về tinh thần của những người thân, ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm sinh lý của người mắc bệnh cũng như các thành viên trong gia đình. Bệnh tan máu bẩm sinh không chữa được, hầu như không thể sống đến tuổi trưởng thành, điều trị rất tốn kém nhưng bệnh có thể phòng được nếu như mỗi người trong trong cộng đồng hiểu biết về bệnh để biết cách phòng tránh.

 

Tình trạng mất cân bằng giới tinh khi sinh, Hòa Bình là một trong 10 tỉnh có tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh cao nhất so với cả nước. Nếu tình trạng mất cân bằng GTKS diễn ra không được khắc phục kịp thời thì những hệ lụy mang lại rất lớn: nhiều phụ nữ phải kết hôn sớm hơn do sức ép thừa nam, thiếu nữ; tỷ lệ ly hôn và tái hôn của phụ nữ sẽ tăng cao; tình trạng bạo hành giới, mua dâm, buôn bán phụ nữ sẽ gia tăng... Vì vậy, việc chủ động can thiệp giảm thiểu mắc bệnh tan máu bẩm sinh và mất cân bằng giới tính khi sinh góp phần nâng cao chất lượng dân số là rất cần   thiết đối với công tác DS-KHHGĐ của tỉnh hiện nay.

 

PV: Trong thời gian tới, để nâng cao chất lượng công tác DS-KHHGĐ, tỉnh ta triển khai những giải pháp nào?

 

Bà Nguyễn Thị Ngọc: Xác định nâng cao chất lượng dân số là nhiệm vụ trọng tâm, trong thời gian tới, để nâng cao công tác này cần tập trung thực hiện một số giải pháp trọng tâm như: Cải thiện sức khỏe sinh sản, duy trì mức sinh hợp lý; giải quyết tốt những vấn đề về cơ cấu dân số, cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân; thực hiện thành công kế hoạch hành động thực hiện chiến lược dân số - sức khỏe sinh sản tỉnh giai đoạn năm 2011- 2015. Riêng đối với mất cân bằng giới tính khi sinh và bệnh tan máu bẩm sinh đề nghị Bộ Y tế, Tổng cục DS-KHHGĐ quan tâm nhiều hơn nữa trong việc chỉ đạo về công tác chuyên môn, hỗ trợ thêm kinh phí, cùng với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự tham gia tích cực của các sở, ban, ngành, đoàn thể tronh tỉnh để việc  triển khai và duy trì các hoạt động giảm thiểu mất cân bằng GTKS, bệnh tan máu bẩm sinh tới 100% xã, phường, thị trấn trong tỉnh và duy trì lâu dài trong nhiều năm sau. Có biện pháp ngăn chặn và xử lý nghiêm minh đối với cơ sở y tế và các cá nhân có hành vi lựa chọn giới tính như: phát tán và tư vấn những vấn đề có liên quan đến việc sinh con theo ý muốn, nạo phá thai vì lựa chọn giới tính... Một trong các giải pháp quan trọng là tăng cường công tác truyền thông, cần tuyên truyền sâu rộng đến người dân để họ thấy rõ được thực trạng và hậu quả của các vấn đề trên, mỗi người tự giác thực hiện phòng bệnh và sinh đẻ tự nhiên không lựa chọn giới tính mới là biện pháp hữu hiệu, lâu dài.

 

PV: Xin cảm ơn bà.

                                                              Hương Lan ( Thực hiện)

                                                                                              

 

Các tin khác


Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục