Một buổi giao lưu tìm hiểu về kiến thức SKSS VTN tại trường PT DTNT tỉnh.

Một buổi giao lưu tìm hiểu về kiến thức SKSS VTN tại trường PT DTNT tỉnh.

(HBĐT) - Giáo dục SKSS VTN là một trong những nội dung quan trọng và cần thiết đối với học sinh các trường phổ thông. Lứa tuổi học sinh THCS và THPT (từ 11 - 18) là giai đoạn tuổi dậy thì, trong cơ thể các em có nhiều thay đổi lớn về tâm sinh lý, sự thay đổi đó diễn ra từng ngày. Đây là thời kỳ các em phát triển đầy tiềm năng nhưng cũng rất mong manh.

 

Hiện nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của đời sống KT-XH là sự bùng nổ của thông tin, đặc biệt là Internet đã làm thay đổi nhiều đến lối sống, quan niệm trong tình yêu, tình bạn khác giới của lứa tuổi VTN. Do đó, giáo dục SKSS có ý nghĩa quan trọng trong các trường học để giúp các em có quan niệm, hành vi ứng xử và lối sống lành mạnh trong tình bạn, tình yêu.

 

Từ năm 2001 đến nay, ngành GD&ĐT đã nhận được sự hỗ trợ giúp đỡ của dự án CSSKSS tỉnh về tài liệu, kinh phí, kỹ thuật. Đây là cơ hội và là điều kiện thuận lợi để triển khai sâu rộng nội dung giáo dục SKSS trong trường phổ thông. Ngành đã thành lập Ban chỉ đạo để điều hành, chỉ đạo các đơn vị trường học tìm các hình thức, biện pháp tuyên truyền phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của các trường và tâm - sinh lý lứa tuổi trung học.

 

Muốn triển khai thành công, có hiệu quả cần phải có đội ngũ cán bộ chuyên trách, những tuyên truyền viên nắm vững kỹ năng, phương pháp truyền thông trong môi trường học đường và hiểu rõ đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh. Do đó, Sở GD&ĐT đã phối hợp với Dự án và Viện khoa học giáo dục Việt Nam tổ chức nhiều đợt tập huấn cho đội ngũ cán bộ chuyên trách của các trường học về giáo dục SKSS vị thành niên. Ngoài ra, với công tác giáo dục, tuyên truyền ở các trường học, ngành giáo dục luôn vận dụng nhiều hình thức truyền thông đa dạng, phong phú, linh hoạt, sáng tạo phù hợp với lứa tuổi học sinh: tổ chức giao lưu giúp học sinh được trao đổi, giải đáp những thắc mắc về SKSS từ các chuyên gia, nhà chuyên môn có kiến thức SKSS VTN; truyền thông qua hình thức sân khấu hóa, thông qua các tiểu phẩm hài hước, vui nhộn do chính các em học sinh diễn xuất. Mỗi tiểu phẩm, tiết mục đều hàm chứa nội dung kiến thức về SKSS VTN, thông điệp ngắn gọn nhưng có tính giáo dục, tuyên truyền cao; thi tìm hiểu về kiến thức SKSS VTN theo các cụm trường và thi cấp tỉnh đối với các trường THPT và Trung tâm GDTX trong toàn tỉnh; Sở GD&ĐT còn chỉ đạo các trường học xây dựng nội dung SKSS VTN vào dạy học các bộ môn như: sinh học, giáo dục công dân, văn học…; mỗi trường thành lập Phòng truyền thông giáo dục SKSS VTN, xây dựng tủ sách SKSS VTN của nhà trường ….

 

Bên cạnh đó, để việc giáo dục SKSS VTN đạt hiệu quả, gia đình đóng một vai trò hết sức quan trọng, một số trường THPT như: Hoàng Văn Thụ, DTNT tỉnh, Lạc Long Quân, Ngô Quyền…đã phối hợp cùng phụ huynh để tạo ra tiếng nói chung trong giáo dục SKSS VTN. Những buổi giao lưu, gặp gỡ giữa giáo viên chủ nhiệm, giáo viên truyền thông SKSS chính là cơ hội để trao đổi, chia sẻ thông tin giữa cha mẹ HS và giáo viên, nhà trường về các vấn đề liên quan đến CS SKSS từ đó giúp cha mẹ hiểu hơn và tôn trọng các quyền về SKSS của con em mình, đồng thời có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc con đúng cách, phù hợp với lứa tuổi VTN.

 

Ở tuổi vị thành niên, các em thường có cảm giác xấu hổ, ngại ngần, đặc biệt là với những kiến thức khá nhảy cảm như giới tính, SKSS, tình dục. Các thầy, cô giáo tham gia giảng dạy được tập huấn cả về kiến thức lẫn phương pháp, kỹ năng truyền đạt, đồng thời cũng chính các thầy, cô là người khảo sát thăm dò ý kiến, đánh giá tầm nhận thức, hiểu biết của các em để có những điều chỉnh hợp lý trong cách tiếp cận, giảng dạy.

 

Từ chỗ ngại tham gia và ngại đặt câu hỏi trong các buổi học, sinh hoạt ngoại khóa… đến nay, hầu hết các HS đã mạnh dạn hơn, tự tin hơn. Nhiều em còn tỏ ra rất hứng thú và thoải mái khi tham gia các chương trình giao lưu với chuyên gia SKSS hay tự tin thuyết trình, hùng biện sự hiểu biết của mình trong các hội thi tìm hiểu kiến thức SKSS, giới tính…Theo kết quả khảo sát của thầy, cô giáo tại các trường, hầu như 100% HS được học SKSS, giới tính…đều nắm chắc, hiểu chính xác những vấn đề cơ bản. Phần lớn các em có thể hiểu và giải thích đúng các khái niệm liên quan đến vấn đề như: tình bạn, tình yêu, tình dục, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục….

 

Quá trình 10 năm triển khai đưa nội dung giáo dục SKSS VTN vào trong trường học trên toàn tỉnh ở cấp THCS, THPT và các trường trung cấp chuyên nghiệp đã giúp học sinh được tiếp cận và có kiến thức cơ bản về SKSS, góp phần giảm thiểu những chuyện đáng tiếc xảy ra đối với lứa tuổi học đường, giúp các em định hướng đúng đắn trong quan hệ tình bạn, tình yêu. Đây cũng là hành trang kiến thức rất cần thiết cho các em trong cả quãng đời sau này khi đã trưởng thành. Đây cũng là thành công lớn góp phần vào giáo dục toàn diện đối với học sinh, đặc biệt là một nội dung quan trọng trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên./.

 

                                

Hồng Dung

(Trung Tâm TTGDSK)

 

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục