Những thực phẩm chủ lực như thịt gà và thịt bò sẽ dần được thay thế bằng các sản phẩm thịt và đỗ tương biến đổi gen. Nhưng con người đang mong muốn nhiều hơn thế. Dưới đây là danh mục thực phẩm quan trọng của tương lai.

 

Thực phẩm nano

Trong khi thực phẩm biến đổi gen có liên quan đến việc thay đổi gen của một loại thực phẩm, thì công nghệ nano lại thay đổi lại cấu trúc phân tử/nguyên tử của thực phẩm bằng cách sử dụng công nghệ nano để sản xuất ra các hạt nano. Những hạt nano này có thể làm thay đổi hương vị của thực phẩm - những chất dinh dưỡng được sản sinh - hoặc kéo dài tuổi thọ của một loại thực phẩm đặc biệt. Khoa học muốn lợi dụng công nghệ nano để thay đổi hương vị và cung cấp nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe con người.

 Thực phẩm nano.

Thực phẩm biến đổi gen

chữa bệnh

Thao tác di truyền được xem là một phương thức của tương lai. Nhìn chung loại công nghệ này còn khá non trẻ song nó cũng hứa hẹn làm cho các loại thực phẩm hiện tại khiến con người khỏe hơn khi hấp thụ, giàu hương vị hơn và nhiều chất dinh dưỡng hơn. Điều này bao gồm việc rút ngắn thời gian sinh trưởng, tăng khả năng đề kháng của cây trồng trước các loại côn trùng và các loại bệnh dịch, tăng sản lượng, khiến cho cây trồng có thể sinh trưởng tốt trên bất kỳ địa hình bất lợi nào. Thực vậy, các nhà nghiên cứu còn đang thử nghiệm, cho ra đời các loại cây lương thực có tính năng chống bệnh tật như bệnh ung thư. Ví dụ, dưa hấu được biến đổi gen để cung cấp một loại protein cho phép con người ngăn ngừa bệnh đái tháo đường, chấm dứt việc dùng insulin.

Rau dại

Một số chuyên gia đang đề xuất nên ăn một loại thực vật có tên gọi là rau sam. Loại rau này chứa đầy ắp các loại vitamin A, omega-3 và beta carotene. Nó giàu chất dinh dưỡng hơn cà rốt và rau bina. Thật không may, hiện tại các cơ sở trồng rau xanh “ghét bỏ” nó vì loại rau dại này sinh trưởng rất nhanh và lấn sân các loài rau khác. Nhưng nó cũng là loài cây thú vị vì có khả năng mọc ở bất kỳ đâu, chịu hạn khá giỏi cũng như sống khỏe ở các thửa đất ngập nước. Khi thế giới bắt đầu thay đổi các chất dinh dưỡng trong thực phẩm thì ngay từ bây giờ chúng ta nên chịu khó ăn rau dại đặc biệt là rau sam, nó là loại rau xanh tốt hơn nhiều so với các loại rau khác.

Các loài động vật nhỏ

Thực tế cho thấy rằng, không chỉ có thịt bò mới cung cấp nhiều chất dinh dưỡng mà các loài động vật nhỏ cũng dồi dào chất dinh dưỡng không kém. Thỏ, sóc, gấu trúc Mỹ, dê... là những loài động vật nhỏ nên dùng đến. Thực tế, tại nhiều vùng trên thế giới, người ta thường chế biến những loài động vật này làm thức ăn hàng ngày.

 Thực phẩm biến đổi gen chữa bệnh.

Hải sản

Vấn đề cơ bản với thịt là duy trì sự cần thiết trong chăn nuôi đang ngày một trở nên kém bền vững. Một tuyên bố cho thấy rằng, chăn nuôi đang chiếm đến 30% không gian đất đai trên hành tinh, đấy là còn chưa nói đến chất thải của nó còn gây nên hiệu ứng nhà kính hết sức nặng nề. Ngoài ra, hơn 50% sản lượng ngũ cốc đã dành để nuôi các loài gia súc. Về cơ bản, khi dân số tăng lên không ngừng thì không đủ ngũ cốc để nuôi người chứ đừng nói là nuôi bò! Mặt khác, biển cả lại là một kho cung cấp nhiều nguồn thực phẩm tuyệt hảo. Các trang trại nuôi cá biển đang tạo ra nhiều lợi nhuận kinh tế hơn, giúp sản phẩm đến tay người tiêu dùng với giá thành rẻ hơn.

Côn trùng

Sự thật luôn là sự thật. Các loài côn trùng là nguồn cung cấp chất đạm lý tưởng nhất đối với sức khỏe của con người. Nhiều loài côn trùng có chứa ít chất béo, cholesterol thấp, calcium cao và chất sắt. Côn trùng hiện đang là thức ăn khá phổ biến ở châu Á, châu Phi, Nam Mỹ và một vài nơi khác trên thế giới. Dế, bướm, châu chấu và bọ cánh cứng đang là một trong những thức ăn khoái khẩu ở Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc và nhiều nước khác. Một số tổ chức đang phát động ăn côn trùng như là một loại thực phẩm chủ lực, đặc biệt nó là thực phẩm rất quan trọng tại nhiều khu vực trên thế giới.

Tảo biển

Cách đây 50 năm, nhu cầu tiêu thụ của thế giới đã vươn tới cái mà người ta gọi là “cuộc cách mạng xanh”. Cánh nông dân được giới thiệu trồng các loại hạt giống biến đổi gen và các loại phân bón mới để tăng sản lượng các vụ mùa. Kết quả là mùa màng đã tăng gấp đôi sản lượng so với trước đó. Nhưng nhược điểm chính là cần nhiều đất và nước, hiện tại các nhà khoa học đang nghiên cứu giải pháp trồng lương thực trong các kiểu môi trường khác nhau. Tảo là một sự lựa chọn tối ưu. Tảo là vi sinh vật có tốc độ phát triển rất nhanh chóng, chúng có thể sống trong nước biển hay thậm chí ở các vùng nước bị ô nhiễm. Những loại rong tảo hay tảo bẹ đã và đang tạo ra một danh mục thực đơn được ưa chuộng với giá thành chấp nhận được. 

Thịt nuôi cấy từ phòng thí nghiệm

Con người từ lâu đã ưa dùng những sản phẩm thịt chất lượng cao mà không dính mầm bệnh. Và may thay, khoa học  đã cất công lai tạo ra những loại thịt thực sự không giống như sản phẩm thịt bình thường nhưng chất lượng thì có khi hơn thế: thịt trong ống nghiệm. Phương pháp này đòi hỏi phải lấy các tế bào từ chính các loài động vật sống rồi được sử dụng để “biến” thành thịt. Ý tưởng này hiện đang tồn tại trong các giai đoạn nghiên cứu và phát triển, nhưng nó hứa hẹn sẽ giải quyết nhu cầu thiếu thịt cho nhân loại. 

 

                                                                   Theo Báo SKĐS

 

Các tin khác


Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục