(HBĐT) - Mức giá dịch vụ khám-chữa bệnh (KCB) trong các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh đã được HĐND tỉnh thông qua trong kỳ họp tháng 7/2012 và chính thức được các bệnh viện áp dụng từ ngày 1/8.

 

Theo đó, giá của 924 dịch vụ KCB đã được điều chỉnh tăng ở mức 75% so với khung giá tối đa mà liên Bộ Y tế, Tài chính đưa ra. Mức giá này thấp hơn mức giá dự thảo ban đầu trình phê duyệt khoảng 10% (dự thảo 85%). Nhiều người dân khi được hỏi đều đồng thuận với chủ trương này, chất lượng KCB từng bước được nâng lên. Tuy nhiên, việc tăng giá dịch vụ KCB cũng tác động mạnh đến những người dân chưa có thẻ BHYT.

 

Bệnh viện đa khoa tỉnh sau hơn một tháng tăng giá dịch vụ KCB đã có chuyển biến tích cực. Tình trạng bệnh nhân phải nằm ghép giường hầu như không còn; công tác vệ sinh được cải thiện hơn. Giám đốc Trương Quý Dương cho biết: Giá dịch vụ KCB mới đã được bệnh viện niêm yết tại nơi đón tiếp bệnh nhân và nơi thanh toán viện phí. Hàng tuần khi tổ chức họp hội đồng người bệnh, bệnh viện chỉ đạo các khoa, phòng phổ biến cho người nhà bệnh nhân được biết. Cùng với đó, bệnh viện thực hiện đổi mới quy trình đón tiếp bệnh nhân, giảm thiểu thời gian bệnh nhân phải chờ đợi. Đăc biệt là triệt để không để tình trạng bệnh nhân phải nằm ghép giường. Bệnh viện đã kê thêm 80 giường, nâng tổng số giường hiện nay lên 700 giường. Đồng thời, bệnh viện đã quán triệt tinh thần, thái độ của cán bộ, nhân viên hướng tới sự hài lòng của bệnh nhân. Việc tăng giá dịch vụ KCB, bệnh viện sẽ dành một phần kinh phí để đầu tư thêm CSVC, trang thiết bị, áp dụng các biến bộ kỹ thuật trong chẩn đoán, điều trị và đào tạo cán bộ. Tuy nhiên, chất lượng KCB phụ thuộc vào nhiều tiêu chí, do đó không thể một sớm một chiều mà tăng ngay được. Về lâu dài, việc tăng giá dịch vụ là một giải pháp tài chính tạo điều kiện để nâng dần chất lượng. Giá viện phí tăng nhưng lượng bệnh nhân đến khám, điều trị tại bệnh viện không biến động. Trong đó, tỷ lệ người dân KCB có thẻ BHYT đạt gần 90%.  

 

Qua trao đổi với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, hầu hết họ đã nắm được chủ trương và không có thắc mắc nhiều về mức tăng giá dịch vụ KCB. Chị Bùi Thu Thủy ở xóm Tân Tiến, xã Dân Chủ (TPHB) có chồng đang điều trị tại khoa Ngoại-tổng hợp cho biết: Việc tăng giá dịch vụ KCB tôi cho là phù hợp. Ví dụ, giá khám bệnh tăng lên 19.000 đồng, siêu âm 35.000 đồng… phù hợp mới mức sống của nhân dân. Song, người dân mong được hưởng các dịch vụ y tế tốt hơn để đỡ phải bất đắc dĩ vượt tuyến.

 

Theo ghi nhận của chúng tôi, bệnh viện các huyện cũng đã thực hiện việc tăng giá dịch vụ KCB nhưng do khó khăn về CSVC nên vẫn còn tình trạng bệnh nhân phải nằm ghép giường. Tại Bệnh viện đa khoa TP. Hòa Bình vẫn còn trường hợp bệnh nhân phải nằm ba người một giường. Tất nhiên, bệnh nhân chỉ phải chi trả 30% tiền giường nằm nhưng cũng ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc người bệnh.

 

Việc triển khai áp dụng giá dịch vụ KCB mới, mọi hoạt động tại các cơ sở KCB trên địa bàn tỉnh vẫn diễn ra bình thường. Tuy nhiên, một bộ phận người bệnh chưa có thẻ BHYT gặp khó khăn lớn khi chi phí KCB một đợt tăng từ vài trăm đến vài triệu đồng. Anh Phùng Khắc Phú, 41 tuổi ở phường Chăm Mát (TPHB) bị áp xe quanh amiđan. Anh đã phải vào Bệnh viện đa khoa TPHB điều trị từ ngày 31/8-5/9. Do chưa tham gia BHYT nên anh đã phải chi trả gần 1,4 triệu đồng tiền viện phí. Số tiền này không nhỏ đối với một lao động tự do như anh. Nếu có thẻ BHYT thì anh chỉ phải đồng chi trả 20% tổng số tiền đó, giảm gánh nặng đáng kể cho gia đình. Đối với những ca bệnh nặng phải thực hiện nhiều thủ thuật thì chi phí lên tới vài chục triệu đồng. Đơn cử như trường hợp của anh Phạm Văn Huấn, 22 tuổi ở xóm Tân Thành, xã Tuân Lộ (Tân Lạc) bị TNGT gẫy xương đùi, chấn thương sọ não và vùng hàm, mặt. Gia đình đã đưa xuống Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) khám và theo dõi trong vòng 4 ngày, tổng chi phí hết khoảng hơn 20 triệu đồng. Hiện nay anh đã được chuyển về Bệnh viện đa khoa tỉnh để thực hiện các thủ thuật mổ xương đùi, xương hàm mặt. Tính ra cũng hết trên 10 triệu đồng nữa. Với khuôn mặt u buồn, giọng mệt mỏi, mẹ anh Huấn chia sẻ: Cả gia đình có 4 người thì 3 người không mua BHYT. Giá như con mua bảo hiểm thì gia đình đã không phải chạy vạy vay mượn để chi trả viện phí như bây giờ. Làm nông nghiệp như chúng tôi thì số tiền đó quả quá lớn!

 

Tăng giá viện phí, điều người dân quan tâm và băn khoăn nhất vẫn là chất lượng KCB, nhất là ở tuyến cơ sở còn nhiều hạn chế dẫn đến quá tải ở tuyến trên. Vì vậy, các cơ sở y tế cần có những giải pháp để nâng cao chất lượng tương xứng với mức giá mới.

 

                                                                          Cẩm Lệ

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục