Giấc ngủ hàng ngày vô cùng quan trọng đối với mọi lứa tuổi nhưng đối người cao tuổi (NCT) cần được quan tâm hơn. Bởi vì khi bị rối loạn giấc ngủ, NCT sẽ gặp nhiều điều bất lợi do tuổi cao, sức yếu và mọi chức năng sinh lý đều bị suy giảm.

 

Rối loạn giấc ngủ ở NCT có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, vì vậy mọi người nên tìm hiểu để có giải pháp khắc phục.

Mất ngủ do chức năng của cơ thể bị suy giảm

Ngủ không ngon, giấc ngủ chập chờn hoặc thời gian ngủ ngắn ở NCT có thể gọi là hiện tượng rối loạn giấc ngủ. Mất ngủ ở NCT là một rối loạn thường hay bắt gặp với rất nhiều nguyên nhân khác nhau.

Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ ở NCT có thể phân ra mấy loại sau đây: rối loạn giấc ngủ do tuổi cao bởi các chức năng của con người bình thường bị suy giảm một cách đáng kể, rối loạn giấc ngủ do bệnh lý và rối loạn giấc ngủ do ảnh hưởng xấu của môi trường hoặc thay đổi môi trường đang sinh sống một cách đột ngột (ví dụ chuyển nhà ở hoặc trong giai đoạn chuẩn bị chuyển nhà ở).

Ảnh minh họa

Nhiều NCT rối loạn giấc ngủ còn do chế độ sinh hoạt, ăn uống không điều độ hoặc do dùng một số thuốc để điều trị một bệnh nào đó. Các nguyên nhân rối loạn giấc ngủ có thể là đơn độc nhưng có thể là có sự kết hợp của hai hay nhiều nguyên nhân lại với nhau, trong đó nguyên nhân do tuổi tác có thể nói là rất khó tránh khỏi. Tuổi tác càng cao thì mọi chức năng của cơ thể đều bị suy giảm, trong đó chức năng của hệ thần kinh trung ương là nhạy cảm nhất. Tế bào thần kinh trung ương của con người kể từ lúc phôi thai phát triển cho đến khoảng tuổi 25 là hoàn chỉnh. Nhưng sau lứa tuổi này thì mỗi ngày có khoảng 3.000 tế bào nơron thần kinh bị hủy hoại và như vậy ngoài ảnh hưởng đến các chức năng khác thì giấc ngủ của NCT cũng không thể không bị ảnh hưởng.

Có rất nhiều loại bệnh làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của NCT, nhưng hay gặp nhất là đau nhức xương, khớp (thoái hóa khớp, bệnh gút…). Bệnh đau nhức xương, khớp có ở cả ngày lẫn đêm nhưng hay gặp nhất vẫn là ban đêm làm cho giấc ngủ không sâu, chập chờn và nhiều khi đau nhức không thể ngủ được, nhất là khi thay đổi thời tiết.

Các loại bệnh về tim mạch cũng làm ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ của NCT nhưng hay gặp nhất là bệnh tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim (thiểu năng mạch vành) làm cho NCT hay bị  đau tức ngực, khó chịu và nhiều khi còn tỏ ra lo lắng làm ảnh hưởng rất nhiều đến  giấc ngủ.

Rối loạn giấc ngủ ở NCT cũng liên quan đến các bệnh về đường hô hấp, nhất là bệnh giãn phế quản, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)… gây ho nhiều, càng ho nhiều thì không thể nào ngủ được. Các bệnh đường hô hấp thường xuất hiện nặng về ban đêm nhất là lúc có áp thấp nhiệt đới, gió mùa đông bắc, ẩm ướt... Đặc biệt, bệnh hen suyễn là một bệnh gây khó thở dữ dội làm cho thiếu oxy trầm trọng và liên tục gây mất ngủ cho NCT nhiều đêm liền ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.

Các bệnh về đường tiêu hóa gây ảnh hưởng nhiều nhất đến giấc ngủ là bệnh về dạ dày và bệnh viêm đại tràng mạn tính do bị đau hoặc bụng ậm ạch và gây rối loạn tiêu hóa suốt  đêm không thể nào chợp mắt được. Đây là một vòng luẩn quẩn: đau không ngủ được và không ngủ được thì càng đau.

Các bệnh về tiết niệu, tiền liệt tuyến, đái tháo đường cũng làm cho NCT bị rối loạn giấc ngủ. Các bệnh về đường tiết niệu hay gặp ở NCT là u xơ tiền liệt tuyến, đái tháo đường hoặc có thể sỏi đường tiết niệu (sỏi thận, bàng quang, niệu quản, niệu đạo). Các loại bệnh này thường làm cho NCT phải đi tiểu đêm do đó ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ.

Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng môi trường sống có ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ. Nhà ở chật chội, đông người, nhiều tiếng ồn ào, mất vệ sinh thì sẽ làm cho NCT rất khó ngủ.

Rối loạn giấc ngủ ở NCT còn phụ thuộc khá nhiều vào  chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng. NCT nếu ăn, uống điều độ thì ngoài việc đảm bảo cho sức khỏe tốt còn có tác dụng rất hữu ích trong giấc ngủ làm cho giấc ngủ ngon, sâu vì vậy tinh thần luôn được sảng khoái, hồ hởi, phấn chấn và sống một cuộc sống lạc quan hơn. Nếu ăn uống quá no, uống nhiều nước trước khi đi ngủ hoặc uống nhiều bia, rượu, ăn nhiều chất kích thích (ớt, hạt tiêu, bồ tạt...) thì ảnh hưởng xấu không nhỏ đến giấc ngủ, đặc biệt là những NCT có  bệnh mạn tính như cao huyết áp, thiểu năng mạch vành, u xơ tiền liệt tuyến, đái tháo đường, bệnh về đường tiêu hóa...

Nên làm gì để ngủ tốt?

Giấc ngủ có liên quan đến nhiều yếu tố, đặc biệt là giấc ngủ cho NCT. Vì vậy, NCT và gia đình cần tùy theo từng hoàn cảnh của từng cá thể mà tự điều chỉnh một cách hài hòa, hợp lý để làm sao cho giấc ngủ tốt của NCT luôn luôn được tốt đẹp là điều lý tưởng nhất.

Hầu hết NCT đều có sổ khám bệnh, vì vậy nên đi khám bệnh định kỳ để biết được tình trạng sức khỏe của mình. Qua việc khám bệnh, bác sĩ sẽ cho biết tình trạng sức khỏe hiện tại và có nhiều lời khuyên bổ ích. Khi phát hiện có bệnh, đặc biệt là bệnh mạn tính phải tuyệt đối tuân theo chỉ định và tư vấn của bác sĩ không tự tiện mua thuốc hoặc nghe theo lời mách bảo của bạn bè để tự điều trị, bởi vì thuốc ngoài tác dụng chính còn vô số tác dụng phụ, trong đó có nhiều loại ảnh hưởng đến giấc ngủ. Nên ăn uống điều độ và không nên kiêng khem quá mức và tất nhiên không nên quá lạm dụng trong khâu ăn, uống.

Một số nước giải khát có cồn cũng làm ảnh hưởng rất lớn đều giấc ngủ của NCT, vì vậy không nên uống cà phê, trà đặc vào buổi tối hoặc không nên uống quá nhiều rượu, bia trước khi đi ngủ.

NCT nên có thói quen tập thể dục nhẹ nhàng trước khi đi ngủ và nên tập thể dục hàng ngày một cách bài bản. Phòng ngủ của NCT nên luôn luôn sạch sẽ, thoáng mát, hạn chế người qua lại và ít tiếng ồn.

 

                                                            Theo Báo SKĐS

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục