Người tiêu dùng nâng cao ý thức trong lực chọn, sử dụng thực phẩm có dấu kiểm dịch (ảnh tại chợ Phương Lâm – thành phố Hòa Bình).

Người tiêu dùng nâng cao ý thức trong lực chọn, sử dụng thực phẩm có dấu kiểm dịch (ảnh tại chợ Phương Lâm – thành phố Hòa Bình).

(HBĐT) - Dịch tai xanh, dịch LMLM trên đàn gia súc xuất hiện trong vài tháng gần đây tại địa bàn thành phố Hòa Bình và huyện lân cận gây bất lợi cho ngành chăn nuôi. Trong thời điểm nhất định (trước, trong và sau khi bùng phát ổ dịch), người dân khó tránh khỏi tâm lý lo lắng, băn khoăn khi sử dụng thực phẩm. Vấn đề kiểm soát giết mổ gia súc để tăng cường kiểm soát dịch bệnh càng đặt ra như một đòi hỏi bức thiết của dư luận.

 

Tính từ cuối năm 2011 đến nay, lực lượng chức năng của thành phố Hòa Bình đã 3 lần ra quân kiểm soát giết mổ gia súc, trong đó có 2 lần đấu tranh trực diện. Mỗi lần như vậy, tình trạng giết mổ lợn tại nhà có phần lắng xuống nhưng ngay sau đó vẫn tái diễn. 2 – 4 giờ sáng là thời điểm hoạt động giết mổ gia súc diễn ra trong ngày. Tại lò giết mổ Ngọc Hà có công suất 250 – 300 con/ngày - đêm nhưng lượng gia súc vào lò chỉ khoảng 85 – 90 con/ngày – đêm, trong khi vẫn còn 50 – 60 con lợn mổ ngoài, chủ yếu tại địa bàn phường Thái Bình, Chăm Mát.

 

Như vậy, vẫn còn tới 40% lượng thịt lợn lưu thông tại thị trường thành phố chưa được kiểm dịch, đóng dấu kiểm soát thú y. Bỏ ngoài tai những phàn nàn của các hộ dân quanh khu vực về tiếng ồn, bất chấp quy định pháp luật, nạn ô nhiễm môi trường, các hộ này vẫn giết mổ tại nhà, xen kẽ khu dân cư  gây bức xúc dư luận. Một hộ có nghề giết mổ lợn ở phường Đồng Tiến tiết lộ: nếu vào lò sẽ phải chấp hành các quy định và mất một khoản phí nhất định lại phải đem lợn đến. Trong khi nếu thực hiện giết mổ tại nhà, trốn phí, lợi nhuận có thể tăng lên hàng triệu đồng/ngày. 

 

Liên tiếp trong hơn 1 tháng ra quân chiến dịch (20/7 – 30/8), hoạt động giết mổ trên địa bàn thành phố đi vào nề nếp hơn. Cụ thể, 9/9 hộ đã chấp hành, ký kết hợp đồng với DNTN Ngọc Hà tham gia giết mổ tại lò. Tuy nhiên, đến thời điểm này, hiệu lực của hợp đồng không còn được duy trì. Các hộ trên đều đã tái giết mổ tại nhà theo cách cũ, đồng nghĩa với yếu tố lây lan dịch bệnh trở nên khó kiểm soát. Hậu quả là sản phẩm thịt lợn tại các chợ trở về điểm xuất phát ban đầu, trà trộn giữa thịt lợn có dấu và không có dấu kiểm dịch, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

 

Có một thực tế là trong công tác đấu tranh kiểm soát giết mổ, sự vào cuộc các ngành chức năng còn chưa đồng bộ, quyết liệt. Cấp ủy, chính quyền cơ sở còn chưa mạnh tay trong xử lý vi phạm giết mổ tại nhà. Trong khi đó, chiến dịch ra quân của BCĐ 127/ĐP thành phố chỉ có thể triển khai theo đợt, vấn đề giám sát sau đó rất khó khăn, trách nhiệm giao phó cho lực lượng thú y. Theo ông Lê Văn Phong – Trưởng trạm Thú y thành phố: Giết mổ lợn tại nhà được ví như hoạt động kinh doanh tuy sai nhưng không phạm, hành vi đó chỉ phải xử lý hành chính. Hơn nữa, thẩm quyền của BCĐ 127/ĐP thành phố có hạn nhưng nếu có sự quyết tâm, vào cuộc của UBND các xã, phường sẽ thuận lợi hơn.

 

Xét theo khía cạnh quyền hạn của cấp ủy, chính quyền địa phương, nếu tiến hành kiểm tra, phát hiện mổ lậu sẽ có đủ điều kiện để tịch thu sản phẩm, thu giấy phép kinh doanh, đình chỉ hoạt động. Chưa kể tại xã, phường còn có một lực lượng hỗ trợ đắc lực gồm công an, dân quân, trật tự đô thị…trong thực thi, chấn chỉnh hộ kinh doanh chấp hành quy định của pháp luật, không giết mổ tại nhà. Ông Phong cũng lo ngại nếu không đưa 9 hộ nói trên vào lò mổ sẽ dễ phát sinh hộ mới, vấn đề kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn sẽ càng khó khăn, phức tạp hơn. Để giải quyết dứt điểm tình trạng bức xúc nêu trên, sự phối hợp tích cực của cấp ủy, chính quyền địa phương có ý nghĩa quan trọng, quyết định hiệu quả bền vững của chiến dịch.

                                                                            

 

                                                                        P.V

 

 

Các tin khác


Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

5 cách hạ huyết áp không cần dùng thuốc

Huyết áp cao là nguy cơ hàng đầu làm tăng mắc bệnh tim và đột quỵ. Mặc dù nhiều người đang dùng thuốc để hạ huyết áp, nhưng đối với những người mắc chứng tăng huyết áp giai đoạn 1 không phải lúc nào cũng cần dùng thuốc.

Ca tử vong do bệnh dại gia tăng, Bộ Y tế khuyến cáo cách phòng chống

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế chiều 13/3 cho biết, 2 tháng đầu năm 2024 đã ghi nhận 22 trường hợp tử vong do bệnh dại, cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023. Khu vực Tây Nguyên vẫn là điểm nóng về bệnh dại với 2/4 tỉnh có ca tử vong...

Bộ Y tế thông tin về nhóm đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT

Bộ Y tế cho biết trong thời gian qua, Bộ Y tế nhận được công văn của một số Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố; Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phản ánh một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Nghị định số 75/2023/NĐ-CP.

Tuổi trẻ Bệnh viện Đa khoa tỉnh xung kích, tình nguyện vì sức khỏe nhân dân

Chi đoàn thanh niên Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh hiện có gần 300 đoàn viên. Với sự quan tâm của lãnh đạo bệnh viện, chi đoàn có điều kiện thuận lợi để triển khai công tác đoàn và phong trào thanh niên. Tổ chức Đoàn luôn đồng hành cùng sự phát triển của Bệnh viện, tham gia thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ khám, chữa bệnh (KCB), góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Cấp giấy chứng nhận cho 13 cơ sở sản xuất, kinh doanh đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Tháng 2/2024, thực hiện thẩm định, đánh giá theo Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT và Thông tư số 32/2022/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT, các cơ quan quản lý chuyên ngành tỉnh đã tiến hành đánh giá phân loại 13 cơ sở sản xuất, kinh doanh (SX-KD) nông, lâm, thủy sản. Qua đó đánh giá 13 cơ sở xếp loại B.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục