Kể từ khi xuất hiện các vi khuẩn đa kháng, siêu kháng sinh, người ta hy vọng có thể dùng vancomycin vào việc chống các vi khuẩn này. Dù hy vọng đó thực tế không đạt được bao nhiêu, song do không nắm rõ thông tin, không ít người coi nó là thuốc đặc biệt tốt và dùng nó trong nhiều bệnh…

 
Vi khuẩn tổng hợp  các polymer (của axit N-acetylmuramic và N-Acetylglucosamine) hình thành nên các “sợi xương sống” rồi liên kết ngang các  “sợi xương sống” để tạo nên thành tế bào vi khuẩn. Vancomycin gắn glucopeptid trong cấu trúc của mình vào “đích tác dụng” tại màng vi khuẩn gram (+), ngăn cản sự hình thành và liên kết ngang của các  sợi - xương - sống này nên  kháng được vi khuẩn gram (+). Nhờ cách tác dụng đặc biệt này mà vancomycin chống được các vi khuẩn gram (+) đã kháng penicllin và methicillin như Staphylococcus aureus (MRSA) Stapylococcus epidermidis (MRSE). Xét về độ mạnh kháng khuẩn, rõ ràng vancomycin mạnh hơn penicllin và các kháng sinh kế tiếp penicillin cũng như một số kháng sinh khác.

Dùng không đúng bệnh sẽ không khỏi

Vacomycin có dạng uống (viên 500mg) nhưng FDA quy định chỉ dùng với người lớn, trong viêm đại tràng giả mạc hay tiêu chảy liên quan đến việc tăng quá mức Clostridium difficil. Khi dùng kháng sinh nhất là loại phổ rộng thì không những các vi khuẩn có hại mà cả vi khuẩn có lợi cũng bị tiêu diệt, tạo ra sự mất cân bằng sinh thái vi khuẩn đường ruột. Trong điều kiện này, Clostridium difficil không bị diệt, có cơ hội phát triển nhanh, gây ra viêm đại tràng giả mạc, tiêu chảy. Vancomycin chống được Clostridium dificil nên chống lại được bệnh này. Song tác dụng này của vancomycin cũng chỉ là tác dụng tại chỗ. Nếu uống để chữa các bệnh toàn thân như nhiễm khuẩn ở gan, thận, tim, đường hô hấp, niệu - sinh dục, máu... là  không đúng và không thể chữa khỏi được các bệnh này.

Lạm dụng gây kháng thuốc

Dùng đường tiêm truyền, vancomycin nhanh chóng tạo ra nồng độ cao trong máu, vào khắp các mô, dịch cơ thể trừ dịch não tủy nhưng khi viêm màng não thì cũng vào đó với nồng độ cao. Do đó đã chế thành dạng bột đông khô (lọ 500-1.000mg) để pha dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch, chữa nhiễm khuẩn toàn thân... Ngay tại Mỹ, các thầy thuốc đã dùng chữa nhiều loại nhiễm khuẩn bao gồm cả những loại chưa được phép ghi lên nhãn, tạo ra sự lạm dụng vancomycin.

Thật ra, vancomycin có cấu trúc  glucopeptid lớn, không thấm vào màng vi khuẩn gram (-) nên không chống được vi khuẩn gram (-) theo cơ chế trên được. Phần này vancomycin kém penicllin, vì penicllin có chống được một số ít vi khuẩn gram (-).

Đa số vi khuẩn gram (+) lúc đầu nhạy cảm tốt với vancomycin nhưng sau đó một số chủng đã biến đổi “đích tác dụng” tại màng tế bào để các glucopeptid của vancomycin không gắn kết được với “đích tác dụng” đó nên đã đề kháng lại vancomycin. Xét trên diện phổ kháng khuẩn thì vancomycin không phải là đa năng và cũng bị chính vi khuẩn  gram (+) chống  lại.

Để chấn chỉnh việc lạm dụng, FDA đã quyết định lại, chỉ cho dùng vancomycin tiêm trong 5 trường hợp: Điều trị các nhiễm khuẩn nghiêm trọng gây ra bởi các vi khuẩn đã kháng methicilin như Staphylococcus aureus (MRSA) Stapylococcus epidermidis (MRSE) hoặc người bị dị ứng với penicillin; Điều trị các nhiễm khuẩn do vi khuẩn gram dương (+) gây ra ở người không dùng được betalactam do dị ứng; Điều trị dự phòng nhiễm khuẩn viêm nội tâm mạc (thường do Staphylococcus) theo chỉ định cho người quá mẫn cảm với penicillin mà lại có nguy cơ cao. Điều trị dự phòng nhiễm khuẩn (chủ yếu là nhiễm MRSA, MRSE) trong phẫu thuật cấy ghép tạng.

Quy định dùng hạn chế như FDA là để tránh lạm dụng, dành vancomycin lại như một “vũ khí dự trữ”. Đó là cách dùng tiết kiệm, có lợi cho lâu dài.

Không nên uống vancomycin  tràn lan vì không có lợi ích, chỉ được dùng vancomycin tiêm theo y lệnh ở nội viện, không tự ý dùng tại nhà. 

 

                                                               Theo Báo SKĐS

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Bệnh nhân uống thuốc Methdone tại cơ sở điều trị Methadone thành phố Hòa Bình.

Gần 4.000 ĐV- TN tham gia chương trình truyền thông về SKSS VTN/TN

(HBĐT) - Tối 30/10, tại trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình đã diễn ra chương trình truyền thông về SKSS VTN/TN. Tham gia có đại diện lãnh đạo Tỉnh Đoàn, 20 tình nguyện viên Việt Nam - Canada và gần 4.000 ĐV- TN đang học tập tại nhà trường, sinh sống trên địa bàn thành phố.

Ký kết Quy chế phối hợp về việc thực hiện chính sách pháp luật về BHXH, BHYT

(HBĐT) - Chiều ngày 30/10, tại LĐLĐ tỉnh, hai cơ quan LĐLĐ tỉnh và BHXH tỉnh đã tổ chức lễ ký kết Quy chế phối hợp giữa hai cơ quan về việc thực hiện chính sách pháp luật về BHXH, BHYT.

Tăng cường quản lý dịch bệnh và hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm

(HBĐT) - Ngày 30/10, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện công tác phòng - chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, tình hình quản lý giết mổ từ năm 2010 – 2012 và bàn biện pháp quản lý giết mổ, vận chuyển, kinh doanh sản phẩm gia súc, gia cầm. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ phòng - chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tỉnh chủ trì hội nghị.

Hiệu quả bước đầu hoạt động điểm dịch vụ thú y

(HBĐT) - Đầu năm 2012, dự án PSARD phối hợp với Chi cục Thú y mở rộng thêm mạng lưới điểm dịch vụ thú y ở một số xã thuộc huyện Đà Bắc, trong đó có xã Tân Pheo.

Viêm phổi ở trẻ em

Viêm phổi là tình trạng tổn thương cấp tính, lan tỏa 2 bên phổi gây rối loạn trao đổi khí tại cơ quan này, dẫn đến suy hô hấp, tiến triển nặng. Bệnh thường xuất hiện nhiều vào mùa đông xuân, khi thời tiết thay đổi, trời lạnh, độ ẩm cao.

Xung quanh việc dùng thuốc nội

Không bàn về lợi ích kinh tế cho đất nước, cũng không bàn về tinh thần yêu nước, trong bài viết này chúng tôi chỉ bàn về lợi ích cá nhân khi sử dụng thuốc nội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục