Bệnh nhân uống thuốc Methdone tại cơ sở điều trị Methadone thành phố Hòa Bình.

Bệnh nhân uống thuốc Methdone tại cơ sở điều trị Methadone thành phố Hòa Bình.

(HBĐT) - Tình trạng nghiện hút, tiêm chích ma túy gây nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến tình hình AN-TT là vấn đề được xã hội quan tâm. Trước tình hình đó, UBND tỉnh đã phê duyệt kế hoạch triển khai điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone giai đoạn 2012-2015, thành lập Ban chỉ đạo Chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tỉnh.

 

Chương trình được tài trợ của Dự án phòng, chống HIV/AIDS khu vực châu Á tại Việt Nam, mục tiêu góp phần làm giảm lây nhiễm HIV và một số bệnh có liên quan từ nhóm nghiện các chất dạng thuốc phiện ra cộng đồng, cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống, hỗ trợ người nghiện tái hòa nhập cộng đồng.

 

Methadone được dùng bằng đường uống có tác dụng khoảng 30 phút sau khi uống, nồng độ tối đa trong máu khoảng 3 đến 4 giờ. Thời gian bán thải trung bình của Methadone là 24 giờ, đạt nồng độ ổn định khoảng 3 đến 5 ngày. Điều trị bằng thuốc Methadone giúp người nghiện giảm mạnh cảm giác thèm ma tuý, giảm tần suất sử dụng và không sử dụng ma tuý. Trong quá trình này, người bệnh vẫn có thể xuất hiện hội chứng cai nghiện, song nhẹ hơn nhiều so với việc ngừng sử dụng heroin. Theo kế hoạch, chương trình được triển khai tại thành phố Hòa Bình và huyện Mai Châu, thực hiện điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone cho khoảng 600 người nghiện các chất dạng thuốc phiện. Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh là đơn vị tổ chức triển khai hoạt động. Ngày 5/9/2012, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành quyết định thành lập cơ sở điều trị Methadone thành phố Hòa Bình, địa điểm đặt tại Trung tâm phòng chống HIV/AIDS. Ngày 23/10 vừa qua, cơ sở đã tiến hành khởi liều điều trị cho 12 bệnh nhân là những trường hợp nghiện các chất dạng thuốc phiện trên địa bàn thành phố. Ông Lâm Ngọc Tĩnh, Giám đốc Trung tâm phòng chống HIV/AIDS  tỉnh cho biết: Trên toàn quốc, chương trình điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone đã được triển khai thí điểm tại thành phố Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2008, trong giai đoạn mở rộng, Hòa Bình là một trong 17 tỉnh được lựa chọn triển khai chương trình. Có thể thấy rõ những lợi ích từ việc sử dụng Methadone trong điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện đó là làm giảm tình trạng lây nhiễm HIV trong nhóm đối tượng tiêm chích ma túy do Methadone được dùng bằng đường uống, không phải sử dụng bơm kim tiêm. Bệnh nhân điều trị được miễn phí hoàn toàn, một ngày uống một lần, lợi ích hơn so với việc phải chi trả tiền để tiêm chích một ngày 3 - 4 mũi tiêm với số tiền 100.000 - 200.000 đồng. Điều đó giúp nâng cao sức khỏe cho bệnh nhân, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho bệnh nhân, gia đình và cộng đồng.

 

Bên cạnh đó, để được điều trị bằng Methadone, bệnh nhân phải đáp ứng các yêu cầu của quy trình xét chọn bệnh nhân, thông qua xét chọn từ tuyến xã. Bệnh nhân phải có đơn tự nguyện tham gia điều trị bằng thuốc Methadone, đã nghiện các chất dạng thuốc phiện, đã qua nhiều biện pháp cai nghiện không thành công, không có chống chỉ định sử dụng thuốc Methadone, không có hành vi tội phạm trong thời gian xét chọn vào chương trình điều trị, có hộ khẩu thường trú, nơi cư trú ổn định, hoặc có người cam kết hỗ trợ chỗ ở và tinh thần để đảm bảo việc uống thuốc hàng ngày tại cơ sở điều trị. Tỉnh cũng đã ban hành quy định tiêu chí và quy trình xét chọn bệnh nhân điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone trên địa bàn tỉnh. Cùng với việc thành lập ban xét chọn bệnh nhân cấp tỉnh, ban xét chọn bệnh nhân thành phố Hòa Bình và 15 xã, phường cũng được thành lập.  Bác sỹ Nguyễn Thị Nghĩa, Phó khoa truyền thông can thiệp và huy động cộng đồng – Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh cho biết: Qua khám sàng lọc ban đầu 45 bệnh nhân trên địa bàn thành phố do các xã, phường giới thiệu, có 15 bệnh nhân được xét đưa vào điều trị. Sau khi xét nghiệm có 3 trường hợp chống chỉ định với thuốc còn 12 người được điều trị bằng thuốc Methadone đợt đầu tiên. Cùng với việc trải qua quá trình xét chọn chặt chẽ, bệnh nhân được điều trị còn phải tham gia giáo dục nhóm, giúp cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân hiểu và tuân thủ quy trình điều trị Methadone, biết xử trí khi gặp tác dụng phụ xảy ra trong quá trình điều trị. Tùy từng bệnh nhân đáp ứng thuốc mà thời gian điều trị khác nhau, có người uống thuốc cả đời, có người 1 – 2 năm sau không còn cảm giác thèm ma túy, không cần dùng thuốc.

 

Với những lợi ích mang lại, sử dụng thuốc Methadone không mất kinh phí, sức khỏe được cải thiện không còn tình trạng vật vã lên cơn nghiện, cuộc sống vui tươi lành mạnh, có điều kiện làm kinh tế loại trừ tình trạng trộm cắp, gây mất ổn định AN-TT, gắn kết tình cảm giữa những người thân, chương trình cơ bản đáp ứng nguyện vọng của người nghiện chích ma tuý, gia đình và cộng đồng, thực sự là cơ hội giúp người nghiện tái hòa nhập cộng đồng.

 

 

                                                                              Hà Thu

 

 

Các tin khác


Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục