Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ  phát biểu kết luận hội nghị.

Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ phát biểu kết luận hội nghị.

(HBĐT) - Ngày 30/10, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện công tác phòng - chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, tình hình quản lý giết mổ từ năm 2010 – 2012 và bàn biện pháp quản lý giết mổ, vận chuyển, kinh doanh sản phẩm gia súc, gia cầm. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ phòng - chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tỉnh chủ trì hội nghị.

 

Diễn biến dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm từ năm 2010 đến nay khá phức tạp, gây thiệt hại đáng kể cho ngành chăn nuôi. Trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện ổ dịch LMLM gia súc tại huyện Cao Phong, dịch tai xanh tại huyện Tân Lạc vào năm 2010, ổ dịch LMLM tại huyện Cao Phong vào năm 2011 và ổ dịch tai xanh ở lợn, ổ dịch cúm gia cầm vào năm 2012. BCĐ phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tỉnh đã triển khai các biện pháp quyết liệt phòng - chống trước, trong và sau khi dịch bệnh xảy ra như tuyên truyền, vận động người chăn nuôi nâng cao nhận thức, áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp, duy trì kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ, đẩy mạnh công tác tiêm phòng vắc xin định kỳ… Đặc biệt, khi dịch xảy ra, khoanh vùng khẩn cấp, giám sát vùng dịch, tiêm phòng bao vây và tiến hành các biện pháp chống dịch đối với vùng vành đai, vùng bị dịch uy hiếp. Trong 3 năm, tỉnh đã hỗ trợ kinh phí hơn 10,8 tỷ đồng phục vụ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.

 

Về thực trạng quản lý giết mổ, tuy các cấp, ngành có liên quan đã thực hiện nhưng việc quy hoạch xây dựng các cơ sở giết mổ động vật tập trung trên địa bàn vẫn chưa được triển khai. Hầu hết các điểm giết mổ làm thủ công, xen lẫn khu dân cư gây ô nhiễm môi trường, không đảm bảo vệ sinh thú y, gây bức xúc trong nhân dân và nguy cơ phát sinh, lây lan các loại dịch bệnh nguy hiểm. Lò giết mổ tập trung tại thành phố Hòa Bình hiện khó khăn trong hoạt động do ý thức chấp hành pháp luật của hộ giết mổ trong khu vực chưa cao. Công tác quản lý giết mổ của tỉnh mới chỉ thực hiện sau khi các hộ mang sản phẩm ra thị trường tiêu thụ. Tổng số lợn giết mổ ngày/đêm khoảng 1.300 con trâu, bò khoảng 25 con/ngày đêm. Riêng giết mổ gia cầm không kiểm soát và thống kê được.

 

Thảo luận tại hội nghị, các đại biểu đã nêu một số khó khăn, tồn tại và đưa ra những kiến nghị, giải pháp để kiểm soát tốt hơn tình hình dịch bệnh và tăng cường quản lý giết mổ gia súc, gia cầm.   

 

Phát biểu kết luận hội nghị đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ phòng - chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tỉnh nhấn mạnh: Để quản lý tốt dịch bệnh, từng bước đưa hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm đi vào nề nếp, các vấn đề cần tăng cường trong thời gian tới là kiểm dịch, kiểm soát giết mổ trên địa bàn, vệ sinh thú y, kiểm dịch từ gốc, tiêm phòng, xây dựng vùng an toàn dịch bệnh. Về quản lý hoạt động giết mổ, yêu cầu sớm hoàn chỉnh bản quy hoạch giết mổ tập trung của tỉnh. Sở NN & PTNT nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ trực chốt kiểm dịch trên cơ sở kinh nghiệm của một số tỉnh bạn đã làm thành công. Riêng thành phố Hòa Bình tập trung chỉ đạo và sớm xử lý dứt điểm tình trạng giết mổ tại nhà, đưa 8 hộ đang giết mổ tại khu dân cư vào lò giết mổ tập trung.

                                                                             

 

                                                             Bùi Minh

 

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục