Không bàn về lợi ích kinh tế cho đất nước, cũng không bàn về tinh thần yêu nước, trong bài viết này chúng tôi chỉ bàn về lợi ích cá nhân khi sử dụng thuốc nội.

 

Lợi ích của việc dùng thuốc nội

Nếu quản lý được nghiêm túc, sản xuất được đại trà hầu hết các thuốc nội, tối thiểu là những hạng mục thuốc thông thường, thiết yếu thì việc sử dụng thuốc nội sẽ có lợi nhiều mặt. Với hệ thống tổ chức mạnh mẽ và thanh tra, kiểm tra trung thực, nghiêm minh thì thuốc nội sẽ đảm bảo hơn thuốc ngoại về nhiều mặt.

Trước hết, không sợ thuốc giả vì tất cả các khâu từ sản xuất đến tiêu thụ thuốc nội đều được kiểm tra chặt chẽ, có độ tin cậy cao hơn. Còn các thuốc nhập ngoại, nhất là những loại hàng xách tay rất khó kiểm soát, khó phân biệt thật giả. Bất cứ ở nước nào, kể cả ở những nước hiện đại nhất, người ta đều lo lắng về nạn thuốc làm giả, làm nhái vì với nền kỹ nghệ càng cao, việc làm giả càng tinh vi. Mỹ là nước có hệ thống kiểm soát chất lượng chặt chẽ nhưng cũng không ngoại lệ, họ đã từng công khai thông báo có tỷ lệ thuốc giả chiếm tới 25%.

Chất lượng thuốc nội cũng dễ được theo dõi hơn, người dân sử dụng có thể và có quyền phản ảnh lên các cơ quan có trách nhiệm trong nước để được xem xét giải quyết. Điều này không thể có đối với những thuốc nhập ngoại.

Thuốc nội sẵn có ở trong nước hơn là thuốc ngoại vì thuốc nhập ngoại phải trải qua nhiều khâu nhập khẩu mất thời gian, không ổn định, lúc có lúc không, ảnh hưởng đến tiến trình điều trị.

 Thuốc nội có độ tin cậy cao và có giá thành rẻ hơn.

Thuốc nội thường rẻ hơn so với thuốc ngoại, đặc biệt là trong những dịp thuốc ngoại khan hiếm, khi hàng chưa về kịp, các lái buôn dễ dàng độc quyền tăng vọt giá.

Nếu công tác vận động, tuyên truyền được tăng cường và thường xuyên thì người dân sẽ ưa dùng thuốc nội nhưng với điều kiện là thuốc nội phải có tác dụng tốt, giá thành không cao. Nói chung, ai cũng ngại dùng thuốc Tây vì những mặt trái của nó như nhiều tác dụng phụ, cách dùng chặt chẽ hơn, khó khăn hơn.

Như vậy, thuốc nội như những lý do đã trình bày ở trên có rất nhiều ưu thế so với thuốc ngoại, song chúng ta cần phải cải tổ công tác xây dựng, sản xuất thuốc nội cho thật bài bản như tăng cường thế mạnh phát huy nền y học cổ truyền nước nhà, có nhiều bài thuốc Nam đặc trưng... Có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu đích thực của nhân dân.

Một số trăn trở về thuốc nội

Trên đây là những ý kiến chân thành và thiết thực. Song chúng tôi cũng có một số suy nghĩ và trăn trở về sử dụng thuốc nội ở nước ta.

Đó là, về mặt điều trị tích cực đối với những trường hợp cấp tính hay ác tính, người bệnh thường cầu cứu đến thuốc Tây, nhưng để phòng bệnh hay bồi dưỡng sức khỏe thường ngày, phần nhiều người dân sẽ nghĩ đến thuốc Nam, thuốc Bắc. Nói về thuốc Bắc, có những bài đã thịnh dùng từ rất lâu đời, chẳng hạn như thuốc “An cung hoàn” của Trung Quốc, bài thuốc này như một con dao hai lưỡi, thuốc dùng cho những người bị đột quỵ, không có chỉ định cụ thể, rất nguy hiểm. Hình như nó có tác dụng làm cầm máu nhanh, có tác dụng tốt cho những trường hợp xuất huyết não, nhưng lại rất nguy hiểm cho những trường hợp bị tắc mạch máu não, tắc mạch vành do những cục máu đông. Gần đây Bệnh viện TW Quân đội 108 đã nghiên cứu và xác định được việc chỉ dùng thuốc này khi đã chẩn đoán là xuất huyết, còn với các trường hợp tắc mạch thì không được dùng. Tiếc thay, điều này không phải ai cũng biết.

 Cần khuyến khích bác sĩ sử dụng thuốc nội khi kê đơn.
Thuốc Nam trong phòng bệnh và trong những bệnh mạn tính thường được dùng một cách quá lạm dụng, chẳng theo sách vở nào, chủ yếu là do truyền khẩu hoặc đọc qua mạng internet. Ở quê tôi, tại huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc), hầu như nhà nào cũng có một lọ to chừng 5 lít ngâm rượu cây mật gấu, uống hoặc xoa ngoài để chữa và phòng bệnh tê thấp, đau xương khớp. Giảo cổ lam cũng được nhân dân dùng rất phổ biến. Ngay bản thân tôi là thầy thuốc Tây y mà cũng uống giảo cổ lam gần nửa năm nay, dùng rượu cây mật gấu hai năm nay, nhưng chỉ dám xoa, còn nhiều người chỉ dùng nó qua đường uống hoặc đun sôi như lá vối chứ họ không biết là thuốc này có thể xoa ngoài da được.
 
Hai loại cây thuốc này được bán rất rộng rãi, rất dễ mua, giá rất rẻ. Tại chợ Bắc Qua, Hà Nội mua lúc nào cũng có. Người ta thường mua bán giảo cổ lam và cây mật gấu bằng cách bán xổi hoặc đóng gói ni-lông trong có một mảnh giấy in rất đẹp “Cây mật gấu Sa Pa”, “Giảo cổ lam Sa Pa”, nhưng không có ghi địa chỉ, chẳng biết đâu mà kiểm soát. Khách du lịch đi Sa Pa chỉ tìm mua những đoạn cây chưa cưa đẽo, không dám mua những loại đã đóng gói vị sợ bị làm giả. Có một người bạn cho tôi một gói “cây mật gấu” rất đẹp đóng gói trong túi ni-lông dày ghi là “Cây mật gấu Sa Pa”. Tôi ngắm nghía mãi mà không dám dùng vì sợ là giả.
 
Khi so sánh chúng với đoạn cây nhỏ mà tôi mua tận Sa Pa có đặc điểm là vỏ ngoài có màu vàng nhạt, bên trong có một lớp mỏng màu đen, còn trong túi này có những khoanh gỗ có màu vàng rất thẫm, rất bắt mắt, phía ngoài của các khoanh là một lớp dày 1 - 2cm rất thẫm màu đen, dày hơn rất nhiều so với lớp màu đen ở sát bên trong của đoạn cây thật. Bẻ một miếng ở khoanh vàng thẫm kia cho vào miệng ngậm, nhai, không thấy đắng chút nào. Nghĩ mà buồn và sợ cho cách làm ăn của nhiều người dân ta. Tình trạng thuốc bị làm giả có mặt trên thị trường không phải là hiếm.

Đối với dược liệu trong nước phải được xác định cẩn thận bởi các chuyên gia có kinh nghiệm. GS. TS. Phạm Thanh Kỳ, nguyên Hiệu trưởng Trường đại học Dược Hà Nội là người đã phát hiện ra cây giảo cổ lam ở Hoàng Liên Sơn và ông đã phải đích thân đem đến nhờ GS. Vũ Văn Chuyên - chuyên gia thực vật học nhờ xem giúp và có kết luận cuối cùng là cây giảo cổ lam thật thì Đại học Dược mới bắt đầu nghiên cứu. Tuy nhiên, những người đi thu hái giảo cổ lam chắc đâu đã có đủ trình độ để đánh giá là đúng, mặc dầu là người rất thật thà. Do đó, cần thiết phải có những đội ngũ nhà chuyên môn đông đảo hơn để làm việc này trước khi đưa sang nhà máy chế biến. Nguồn nhân lực này lấy ở đâu? Từ rất lâu, bản thân tôi đã nghĩ đến việc nhờ các thầy cô giáo có trình độ, có tín nhiệm ở các địa phương có cây thuốc, con thuốc kiêm nhiệm cho việc này. Tất nhiên họ được hưởng thù lao và chịu trách nhiệm trước mỗi lượng nguyên liệu, có đóng dấu xác nhận hẳn hoi.

Về giá cả của thuốc nội cũng cần có một hội đồng định giá chứ không thể khoán trắng cho các đơn vị sản xuất tự quyết định lấy, chẳng có cơ sở pháp lý nào.  

 

                                                                 Theo Báo SKĐS

 

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục