ảnh minh họa

ảnh minh họa

Viêm phổi là tình trạng tổn thương cấp tính, lan tỏa 2 bên phổi gây rối loạn trao đổi khí tại cơ quan này, dẫn đến suy hô hấp, tiến triển nặng. Bệnh thường xuất hiện nhiều vào mùa đông xuân, khi thời tiết thay đổi, trời lạnh, độ ẩm cao.

 

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh viêm phổi do nhiều nguyên nhân gây nên như vi khuẩn (phế cầu, liên cầu, tụ cầu, hemophilus influense, e.coli, trực khuẩn mủ xanh...), virút (cúm, thủy đậu, sởi, SARS), nấm, ký sinh trùng... Bệnh có thể lây truyền từ người này sang người khác, từ súc vật sang người. Trẻ em có thể bị bệnh sau khi tiếp xúc với người lớn mắc bệnh 2 - 3 tuần.

Viêm phổi do virút có thể gây thành dịch nguy hiểm. Ở trẻ càng nhỏ, diễn biến bệnh càng nhanh và nặng. Những trẻ suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch (nhiễm HIV/AIDS), có dị tật bẩm sinh về tim mạch, phổi, lồng ngực, đẻ thiếu cân... rất dễ mắc bệnh.

Biểu hiện của bệnh

Các biểu hiện thường rất đa dạng và phức tạp:

- Giai đoạn sớm: có thể chỉ có sốt nhẹ, ho húng hắng, chảy nước mắt và nước mũi, khò khè, ăn kém, bỏ bú, quấy khóc...

- Giai đoạn sau: nếu trẻ không được điều trị đúng và theo dõi sát thì sẽ diễn biến nặng hơn với biểu hiện sốt cao, ho tăng lên, có đờm, khó thở, thở nhanh, rút lõm lồng ngực, bỏ bú hoặc bú kém, tím môi, tím đầu chi...

Ngoài ra, trẻ có thể bị tiêu chảy, nôn, đau bụng, phổi có nhiều ran ẩm nhỏ hạt. Tình trạng này kéo dài sẽ gây thiếu oxy cung cấp cho não, trẻ sẽ li bì hoặc bị kích thích, co giật...

Nguyên tắc điều trị viêm phổi ở trẻ là chống nhiễm khuẩn, chống suy hô hấp, chăm sóc tốt:

- Ở tuyến cơ sở: nhỏ mũi bằng dung dịch sát khuẩn nhẹ (natricloxit 9%o), súc miệng hằng ngày. Có thể dùng một số loại kháng sinh khi có tình trạng nhiễm trùng như: penixilin, amoxilin, erythromycin... (tốt nhất nên dùng đường uống, dạng siro). Khi tình trạng bệnh không cải thiện thì nên chuyển lên tuyến trên.

- Khi trẻ viêm phổi nặng: nên nằm điều trị nội trú tại bệnh viện, theo dõi sát diễn biến của bệnh và có biện pháp xử trí kịp thời. Nếu tìm được nguyên nhân gây bệnh thì dùng kháng sinh dựa theo kháng sinh đồ. Nếu không có kháng sinh đồ thì dựa vào lứa tuổi, diễn biến của bệnh mà lựa chọn các loại kháng sinh phổ rộng như: gentamycin, amoxilin, cefotaxim, cefuroxim...

- Điều trị hỗ trợ: hạ nhiệt bằng paracetamon, chườm mát..., làm thông thoáng đường thở bằng cách hút đờm dãi, nằm đầu cao, nới rộng quần áo. Cho thở oxy khi trẻ có biểu hiện suy thở. Nếu tím tái nặng, ngừng thở thì có thể đặt ống nội khí quản, hô hấp hỗ trợ... Khi trẻ sốt cao kéo dài, có biểu hiện mất nước, cần truyền dịch.

- Chăm sóc: cho trẻ ăn lỏng, dễ tiêu, đủ chất, số lượng vừa phải, tránh trào ngược. Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ và cần phải theo dõi sát tình trạng khó thở, tím tái.

Để phòng viêm phổi ở trẻ

Nhằm giúp con trẻ không bị viêm phổi, các bậc cha mẹ cần chú ý:

- Nơi ở phải đầy đủ ánh sáng, thoáng mát, lưu thông không khí tốt, ấm áp về mùa đông. Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, cho súc miệng hàng ngày. Không hút thuốc, đun nấu trong phòng có trẻ nhỏ. Cách ly trẻ với người bị bệnh để tránh lây lan thành dịch.

- Phát hiện sớm các biểu hiện sớm của bệnh viêm đường hô hấp nói chung như: ho, sốt, chảy nước mũi, khó thở... và các rối loạn khác như tiêu chảy, ăn kém, chậm tăng cân...

- Đảm bảo cho trẻ có một sức khỏe tốt. Khi mang thai, bà mẹ phải khám thai đầy đủ, đảm bảo thai nhi phát triển tốt, có chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng như protid, lipid, các loại vitamin, muối khoáng... Nên cho trẻ bú mẹ từ ngay sau khi sinh đến 2 tuổi để cơ thể trẻ phát triển toàn diện và khả năng chống lại bệnh tật tốt hơn.

- Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ theo hướng dẫn của cán bộ y tế cơ sở theo chương trình tiêm chủng mở rộng. Nếu tiêm một số loại vắc-xin phòng viêm đường hô hấp ngoài chương trình, cần có sự hướng dẫn và tư vấn của cán bộ y tế nhằm bảo đảm hiệu quả và tránh những tai biến đáng tiếc có thể xảy ra.

- Lập sổ theo dõi sức khỏe, khám sức khỏe định kỳ và lưu giữ sổ sau mỗi lần khám nhằm giúp nhân viên y tế nắm được diễn biến sức khỏe, bệnh tật của trẻ mà có hướng điều trị, phòng bệnh tốt.

 

                                                                       Theo Báo SKĐS

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Lực lượng thú y huyện Lạc Sơn kiểm soát dịch bệnh gia súc tại chợ thị trấn.
Được sự uỷ quyền của Chủ tịch nước, đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư TT Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh trao Huân chương Lao động hạng nhì cho trường Trung cấp Y tế Hoà Bình.

Khai trương cơ sở điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methandone TP Hòa Bình

(HBĐT) - Ngày 29/10, Sở Y tế đã tổ chức lễ khai trương cơ sở điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methandone TP Hòa Bình. Đến dự có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh; lãnh đạo Cục Phòng - chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), BQL Dự án Haarp Việt Nam, đại diện một số sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh; lãnh đạo ngành y tế tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn.

Dùng tôi quá liều có thể gây hạ huyết áp

Methyldopa tôi là thuốc chống tăng huyết áp (THA) thuộc loại liệt giao cảm. Tôi được chỉ định dùng trong các bệnh THA. Thuốc được lựa chọn khi THA ở người mang thai.

Nhiễm enterovirus ở trẻ sơ sinh

Bệnh do nhiễm Enterovirus, hay còn gọi là Enterovirus không gây bại liệt (EV) là bệnh lý trầm trọng và là vấn đề sức khỏe quan trọng ở trẻ sơ sinh. Bệnh có thể diễn tiến nặng gây rối loạn chức năng đa cơ quan dẫn đến tử vong.

Thời tiết chuyển mùa, người cao tuổi dễ mắc, tái phát bệnh đường hô hấp

Sự yếu kém trong việc tự bảo vệ cơ thể của người cao tuổi (NCT) rõ nét mỗi khi thời tiết chuyển mùa, nhất là từ nóng sang lạnh. Trong các bệnh mà NCT dễ mắc phải hoặc tái phát khi chuyển mùa thì bệnh về đường hô hấp là loại bệnh hay gặp nhất.

4 bài thuốc dân gian sơ cứu rắn cắn

Tai nạn do rắn cắn thường gặp trong khi đi rừng, làm rẫy, làm đồng hoặc do mưa bão gây ngập lụt... Đây là tai nạn bất ngờ khiến nạn nhân và người xung quanh lúng túng. Trong lúc thuốc chưa có trong tay, thầy chưa có tại chỗ, nếu sơ cứu đúng cách sẽ giảm được tỷ lệ tử vong và biến chứng. Bài viết sau xin giới thiệu một số kinh nghiệm dân gian sơ cứu và phòng rắn cắn để bạn đọc tham khảo áp dụng khi cần thiết.

Trường trung cấp y tế Hòa Bình góp phần đáng kể vào việc xây dựng đội ngũ cán bộ y tế của tỉnh

(HBĐT) - Trong 50 năm xây dựng và phát triển, trường trung cấp Y tế Hoà Bình đã đào tạo được 13.224 cán bộ y tế thuộc các hệ: y sỹ đa khoa, y sỹ định hướng chuyên khoa, y sỹ y học dân tộc, điều dưỡng, hộ sinh, dược tá và dược sỹ trung cấp, nhân viên y tế thôn, bản; nhiều giáo viên được công nhận dạy giỏi các cấp. Nhiều cán bộ, học sinh công tác và học tập tại trường đã trưởng thành trở thành giám đốc, phóự giám đốc các đơn vị y tế, bác sỹ, dược sỹ đại học, bác sỹ chuyên khoa cấp I, cấp II, thạc sỹ, thầy thuốc ưu tú...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục