Cán bộ Trung tâm CSSKSS tỉnh tư vấn các kiến thức về giới tính và SKSS cho trẻ vị thành niên.

Cán bộ Trung tâm CSSKSS tỉnh tư vấn các kiến thức về giới tính và SKSS cho trẻ vị thành niên.

(HBĐT) - Riêng trong tháng 7, 8/2012, khoa Nhi (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) đã tiếp nhận điều trị 2 trẻ chào đời non tháng mà mẹ của chúng chỉ đang là học sinh THPT. Trong đó có 1 bé trai sinh non ở tuần thứ 28, nặng 1 kg đã bị gia đình bỏ rơi sau 2 ngày chào đời.

 

Phó khoa Nhi Nguyễn Thị Thanh Hải cho biết: Bé chào đời tại khoa Sản trong tình trạng sơ sinh non tháng, thể trạng yếu, suy hô hấp nặng. Sau khi sinh 2 ngày, các bác sĩ, điều dưỡng của khoa không thể liên lạc được với mẹ và gia đình cháu. Trong tình thế bị bỏ rơi và non yếu như vậy, các bác sĩ đã can thiệp bằng thở máy và chăm sóc toàn diện. Đồng thời, vận động quyên góp tiền để mua sữa và các đồ dùng thiết yếu chăm sóc cháu. Điều đáng nói, những câu chuyện nêu trên thỉnh thoảng vẫn xảy ra tại khoa. Nhìn những người mẹ trẻ với khuôn ngây thơ, thẫn thờ, ngơ ngác chưa biết cách bế con vừa đáng thương, vừa đáng trách.  

 

Tại các cơ sở khám, chữa bệnh phụ sản tư nhân, chúng tôi đã bắt gặp không ít trường hợp mẹ dẫn con gái hoặc hai bạn trẻ tuổi vị thành niên đưa nhau đi nạo, hút thai. Các trường hợp nạo, hút thai vị thành niên chủ yếu lựa chọn thực hiện thủ thuật tại cơ sở y tế tư nhân để tránh “điều tiếng”. Do đó, số liệu thống kê số ca nạo, hút thai tại các cơ sở y tế công lập không phản ánh được hết thực tế. Bà Phạm Thị Hương, Trưởng khoa CSSKSS vị thành niên và nam học Trung tâm CSSKSS (Sở Y tế) cho biết: Năm 2011, Trung tâm đã nạo, hút thai 20 ca và từ đầu năm 2012 đến nay 13 ca. Trong số đó, không ít trường hợp là trẻ vị thành niên. Có những trẻ mới chỉ 14, 15 tuổi mà đã mang thai to 12, 13 tuần. Song, số liệu trên chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Các em thường không lựa chọn nạo, hút thai tại các cơ sở y tế công lập, trong khi các cơ sở y tế tư nhân lại không phải báo cáo số liệu. Số trường hợp trẻ vị thành niên đến cơ sở y tế công lập để được khám, tư vấn cũng không nhiều. Tại trung tâm, cả năm 2011 có 95 trường hợp và từ đầu năm đến nay 47 trường hợp. Thiếu hiểu biết, không được trang bị kiến thức về SKSS, vị thành niên dễ bị mang thai ngoài ý muốn. Khi "chuyện đã rồi", hầu hết các em đều chọn nạo, hút thai là cứu cánh cuối cùng. Trong khi đó, những nguy cơ biến chứng tiềm ẩn rất cao như: viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, nhất là đối với một số cơ sở phá thai chui không nghiêm chỉnh thực hiện vô trùng đúng quy định có thể gây nhiễm trùng, vô sinh. Mặt khác, do xấu hổ nên trong suốt quá trình mang thai đến sau khi phá thai, các em phải giấu giếm và tự chịu đựng nỗi đau về tinh thần, thể xác. Điều đó gây ra nhiều tác hại, nhất là với nữ sinh phải tham gia các môn học đòi hỏi sự vận động. Đó là chưa kể đến sự thiếu hiểu biết về quan hệ tình dục an toàn còn là nguyên nhân dẫn tới các bệnh như: viêm nhiễm, nấm ngứa, lậu, giang mai, HIV/AIDS, ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần, học tập và tương lai.

 

“Cơn bão” văn hóa phẩm đồi trụy xâm nhập, việc sử dụng mạng Internet không được kiểm soát, trong khi giới trẻ chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về giới tính. Không ít bậc cha mẹ ngại hoặc lảng tráng việc giáo dục kiến thức giới tính cho con. Nhà trường tổ chức được ít buổi hoặc chỉ mang tính phong trào. Trung tâm CSSKSS tỉnh mỗi năm cũng chỉ tổ chức được khoảng 10 buổi truyền thông cho các trường THPT và duy trì 2 điểm dịch vụ, 4 CLB do kinh phí hoạt động ít. Thực tế trên gióng lên hồi chuông báo động về tình trạng mang thai ở trẻ nữ tuổi vị thành niên.

 

Để bảo vệ SKSS vị thành niên, theo bà Phạm Thị Hương, điều quan trọng nhất là cha mẹ phải quan tâm, trang bị cho con cái kiến thức, hiểu biết về giới tính, SKSS để biết cách tự bảo vệ bản thân. Cách dạy cần cởi mở nhưng tế nhị để cha mẹ thực sự là người bạn của con. Quan tâm theo dõi sự phát triển tâm sinh lý của con, những dấu hiệu bất thường để phòng ngừa, ngăn chặn sớm việc mang thai của con. Nếu để thai to mới phá sẽ nguy hiểm đến sức khỏe.

 

                                                                                     

 

                                                                            Cẩm Lệ

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục