Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Lương Sơn phối hợp với Bệnh viện Nhi Trung ương lấy 550 mẫu máu của học sinh trường THPT Nguyễn Trãi xét nghiệm đánh giá tỷ lệ mang gen bệnh tan máu bẩm sinh.
(HBĐT) - Hiện nay, công tác DS-KHHGĐ tỉnh ta đang đứng trước 2 vấn đề lớn, nổi cộm ảnh hưởng đến chất lượng dân số là mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) và bệnh tan máu bẩm sinh (tên khoa học là bệnh thalassemia). Thời gian qua, ngành DS-KHHGĐ đã triển khai nhiều biện pháp nhằm giảm thiểu 2 vấn đề nêu trên... Tuy vậy, để giải quyết được thực trạng này, bên cạnh trách nhiệm của các ngành chức năng rất cần sự chung sức, vào cuộc của các cấp, ngành và người dân.
Bà Nguyễn Thị Minh Phương, Chi cục phó Chi cục DS-KHHGĐ cho biết: Theo báo cáo của hệ thống dân số, tỷ số giới tính khi sinh năm 2009 của tỉnh ta 116,3 bé trai/100 bé gái, là một trong 10 tỉnh có tỷ số này cao nhất toàn quốc. Tuy đã có nhiều giải pháp ứng phó nhưng tỷ số này vẫn cao trong những năm gần đây. Năm 2010 là 118; năm 2011 là 119,9 bé trai/100 bé gái, 6 huyện, thành phố có tỷ số GTKS cao trên 120). Như vậy, tình trạng MCBGTKS của tỉnh hiện nay đặt ra yêu cầu bức thiết là nếu không giải quyết kịp thời và quyết liệt sẽ để lại những hệ lụy nặng nề về KT-XH. Bên cạnh đó, bệnh tan máu bẩm sinh cũng đang tiềm ẩn khá lớn trong cộng đồng các dân tộc của tỉnh và là một trong những bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng dân số với tỷ lệ người mang gene bệnh chiếm từ 22-23% dân số.
Để chủ động tăng cường các hoạt động can thiệp giảm thiểu MCBGTKS và mắc bệnh tan máu bẩm sinh trên địa bàn tỉnh, vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh đã ra Chỉ thị số 15/2012/CT-UBND ngày 11/10/2012, trong đó, yêu cầu giám đốc các sở, thủ trưởng các ban, ngành và Chủ tịch UBND huyện, thành phố thực hiện một số nhiệm vụ cơ bản như: Sở Y tế phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan xây dựng đề án, đề xuất và triển khai thực hiện các giải pháp kiểm soát MCBGTKS nhằm sớm đưa tỉnh thoát ra khỏi những tỉnh có tình trạng MCBGTKS cao nhất và tiến tới đưa chỉ số này về mức tự nhiên (từ 105-106 bé trai/100 bé gái). Tăng cường và nâng cao hiệu quả truyền thông - giáo dục với các nội dung cần nhấn mạnh là thực trạng, hệ lụy của MCBGTKS, các quy định nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức của pháp luật. Thành lập đoàn thanh tra liên ngành để thanh, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm các quy định về nghiêm cấm chẩn đoán, lựa chọn giới tính thai nhi. Thực hiện việc khuyến khích, hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái, nhất là trẻ em gái trong các gia đình sinh con một bề gái. Triển khai thực hiện mô hình can thiệp giảm thiểu mắc bệnh tan máu bẩm sinh đến năm 2013 tới 100% số xã trong tỉnh, đến năm 2015 tổ chức lấy máu xét nghiệm phát hiện gene bệnh, tư vấn cho các đối tượng có nhu cầu và cho 80% phụ nữ có thai, duy trì trong những năm tiếp theo. Từ năm 2016 trở đi triển khai xét nghiệm, tư vấn, sàng lọc trước sinh bệnh tan máu bẩm sinh tại địa phương... Đối với Sở Tài chính, hàng năm căn cứ tình hình thực tế của tỉnh chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh bổ sung nguồn ngân sách cho công tác can thiệp giảm thiểu MCBGTKS và mắc bệnh tan máu bẩm sinh. Các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh tuyên truyền về công tác DS-CSSKSS. UBND các huyện, thành phố xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch can thiệp giảm thiểu MCBGTKS và mắc bệnh tan máu bẩm sinh với cam kết cao của chính quyền và cả hệ thống chính trị phù hợp với đặc điểm của từng địa phương, MTTQ, các đoàn thể, tổ chức CT-XH chủ động phối hợp với chính quyền, ngành y tế các cấp tuyên truyền, vận động nhằm tạo sự đồng thuận của nhân dân cùng tham gia thực hiện.
Hương Lan
(HBĐT) - Vừa qua, Chi cục DS-KHHGĐ tổ chức tập huấn thu thập, cập nhật biến động, báo cáo thống kê chuyên ngành DS-KHHGĐ cho 30 học viên là cán bộ trực tiếp nhập thông tin của Trung tâm DS-KHHGĐ các huyện, thành phố.
(HBĐT) - Sáng 19/11, đoàn công tác của Thường trực HĐND tỉnh do đồng chí Đinh Duy Sơn, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn đã tiến hành giám sát tình hình thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN năm 2012 tại BHXH tỉnh. Tham gia đoàn giám sát có các đồng chí lãnh đạo các Ban của HĐND tỉnh và một số sở, ngành.
(HBĐT) - Theo khảo sát của Trung tâm YTDP tỉnh, trước năm 2000, hội chứng viêm nhiều dây thần kinh có liên quan đến vitamin B1 (địa phương gọi là bệnh tê tê say say) ghi nhận chủ yếu tại huyện Kim Bôi với số ca mắc cao. Tổng số khoảng 500 trường hợp, 66 người tử vong (xã Sào Báy 6 người, Long Sơn 58 người, Hợp Châu 2 người). Bệnh xảy ra ở tất cả các lứa tuổi nhưng bệnh nặng và tử vong chủ yếu ở lứa tuổi nhỏ. Ngoài ra, Trung tâm còn ghi nhận các ca mắc tản phát tại huyện Yên Thủy. Từ năm 2000 đến hết tháng 6/2012 đã ghi nhận bệnh tại các huyện: Kim Bôi, Lạc Sơn, Lương Sơn. Trong đó, riêng huyện Lạc Sơn ghi nhận 584 ca, 6 ca tử vong; huyện Kim Bôi ghi nhận 600 ca. Gần đây nhất, vào tháng 6/2012, tại xóm Đổn, xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) cũng đã ghi nhận 14 ca bệnh có triệu chứng giống bệnh tê tê say say.
(HBĐT) - Ngày 15/11, Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản và Chi cục BVTV phối hợp kiểm tra điều kiện đảm bảo ATTP chuỗi sản xuất, kinh doanh rau trên địa bàn huyện Mai Châu.
(HBĐT) - Ngày 8/11, khoa Ngoại - chấn thương (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) đã tiến hành mổ phá can sửa trục kết hợp xương cho anh Đinh Công Thái, 32 tuổi ở xóm Sim Trong, xã Hợp Đồng (Kim Bôi). Cách đó 2 ngày, anh nhập viện trong tình trạng không đi lại được, đùi phải biến dạng, ngắn chi, chụp X-quang có hình ảnh can lệch 1/3 dưới xương đùi.
(HBĐT) - Vừa qua, Chi cục DS-KHHGĐ tổ chức giao ban đánh giá thực hiện công tác 9 tháng và kế hoạch công tác quý IV năm 2012.