Trong số các nguyên nhân gây bệnh táo bón thì ăn uống đóng một vai trò quan trọng. Một chế độ dinh dưỡng có hàm lượng chất xơ cao, uống đủ nước, thường xuyên vận động và tập thói quen đại tiện mỗi ngày là biện pháp phòng tránh táo bón hiệu quả nhất.

 

Ăn nhiều chất xơ

Chất xơ có nhiều lợi ích: hút nước, nhờ thế thức ăn nở ra, gây cảm giác no bụng, kích thích lưu thông máu và nhu động ruột, tạo nền tảng thuận lợi cho sự phát triển của quần thể vi khuẩn có ích trong ruột.

Dinh dưỡng phòng tránh táo bón 1
 Ăn nhiều chất xơ...

Một chế độ ăn có nhiều chất xơ sẽ giúp cho việc tạo khối phân, tăng tần xuất đi đại tiện, làm giảm thời gian lưu trữ phân trong ruột già và giảm độ cứng của phân, giúp tránh tổn thương trực tràng và hậu môn, phòng tránh táo bón. Chế độ ăn đủ chất xơ còn giúp giảm viêm ruột thừa do áp lực trong ruột, tránh nguy cơ mắc bệnh trĩ, do giảm sự biến dạng của hậu môn trong quá trình đi đại tiện.

Trong bữa ăn, cần chú ý thay đổi các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ như các loại rau, củ quả như rau đay, mồng tơi, rau lang, rau sam, rau má, cải trắng, rau cần, măng, bí đỏ, dưa chuột, khoai tây, khoai lang...; hoa quả tươi như đu đủ, bưởi, cam, chuối, táo, lê,... Khi đun nấu món ăn, nên cho một chút dầu ăn, như dầu đậu, dầu hạt cải, dầu vừng, dầu lạc...

Đối với trẻ, cần tập cho trẻ em ăn rau và trái cây từ nhỏ; trẻ từ 6 tháng cần ăn bổ sung rau nghiền nhừ lẫn với bột hoặc cháo và uống nước trái cây ép. Khuyến khích trẻ ăn cả cái và nước khi trẻ đã mọc răng, có thể nhai được.

Bổ sung thực phẩm giàu men tiêu hóa, nhất là sữa chua là nguồn bổ sung vi khuẩn lên men trong đại tràng, giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn dư thừa, tiêu diệt quần thể vi khuẩn gây, làm gia tăng trọng lượng phân và thúc đẩy nhu động ruột, tránh táo bón

Dinh dưỡng phòng tránh táo bón 2
 và uống đủ nước... để phòng tránh táo bón.

Uống đủ nước

Uống đủ nước sẽ giúp cho làm mềm phân, phòng tránh táo bón. Hàng ngày phải đảm bảo đưa được một lượng nước khoảng 2 lít vào cơ thể bằng cách uống nước đun sôi để nguội, canh, cháo, súp, nước giải khát…

Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi còn bú mẹ, ngoài các bữa bú nên cho trẻ uống thêm nước lọc, nước ép trái cây.

Cần hạn chế ăn các chất cay nóng như gừng, ớt, quế, các loại rau gia vị có tinh dầu nóng; các loại nước uống có chất kích thích như rượu, trà đặc, cà phê...
 
 
                                                                              Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục