Việc tiêm phòng vắc-xin trong thời gian qua góp phần tích cực phòng ngừa một số bệnh lưu hành tại cộng đồng. Tuy nhiên, thực tế đã xảy ra một số trường hợp sốc phản vệ, đặc biệt là ở trẻ em. Vì vậy, cần quan tâm đến vấn đề này khi sử dụng các loại vắc-xin phòng bệnh.

 

Vắc-xin có thể được bào chế từ vi khuẩn, virút hay độc tố của chúng hoặc được tái tổ hợp từ các kháng nguyên đặc hiệu. Trước và sau khi tiêm vắc-xin cần phải bảo đảm các quy trình cần thiết theo quy định.

Phản ứng tức thời đối với vắc-xin

Sau khi tiêm vắc-xin cần phải theo dõi chặt chẽ để chắc chắn người được tiêm vẫn khỏe mạnh và không bị phản ứng. Thông thường phải theo dõi ít nhất 15 phút sau khi tiêm vì hầu hết các tai biến nguy hiểm đến tính mạng xảy ra trong vòng 10 phút sau khi tiêm. Ở trẻ em, phản ứng nguy hiểm nhất là sốc phản vệ có nguy cơ dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện, can thiệp kịp thời. Biểu hiện của sốc phản vệ là cơn suy tuần hoàn cấp với các triệu chứng chân tay lạnh, mạch nhanh, huyết áp bị tụt hoặc kẹt; bị khó thở, co thắt thanh quản, co rút cơ thành bụng hay tiêu chảy, da xanh. Sau khi phát hiện tình trạng sốc phản vệ, cần đặt trẻ đã tiêm vắc-xin nằm nghiêng sang trái, tiêm ngay một mũi thuốc adrenaline liều 0,01mg/kg trọng lượng vào bắp thịt. Người lớn có thể tiêm từ 0,5 - 1ml. Nếu không cải thiện có thể tiêm nhắc lại sau 10 phút, cho thở oxygen và nhanh chóng chuyển người bệnh đến bệnh viện nơi gần nhất để hồi sinh cấp cứu và theo dõi, xử trí tiếp tục.

Sốc phản vệ khi tiêm phòng vắc-xin 1

Ảnh minh họa

Ở người lớn, phản ứng thường gặp sau khi tiêm vắc-xin là mệt mỏi. Các cơn giảm trương lực cơ ít khi xảy ra sau khi tiêm vắc-xin, nếu có xảy ra phải sau từ 2 - 4 giờ. Đối với những trường hợp có phản ứng nặng sau khi tiêm vắc-xin cần phải được theo dõi và xử trí tại các bệnh viện, không được để theo dõi tại nhà.

Ngoài phản ứng tức thời, các phản ứng phụ của vắc-xin cũng cần được thu thập, ghi nhận để báo cáo cho cơ quan có trách nhiệm mặc dù các vắc-xin thường được thử nghiệm về tính an toàn và hiệu lực trước khi được chỉ định sử dụng rộng rãi cũng như đã được đánh giá trên thực địa. Do đó, việc giám sát và báo cáo các phản ứng phụ vẫn rất cần thiết. Bất cứ một phản ứng phụ nào của vắc-xin cũng cần được ghi nhận và báo cáo cho trung tâm Y tế dự phòng tỉnh để đơn vị này báo cáo cho những cơ quan có liên quan trách nhiệm ở tuyến trên. Các thông tin cần thu thập là họ tên, tuổi của đối tượng dùng vắc-xin; các trường hợp có phản ứng sốc phản vệ xảy ra trong vòng 48 giờ; các bệnh cảnh lâm sàng của người bệnh trong vòng 30 ngày sau khi tiêm vắc-xin như người bệnh bị viêm não do vắc-xin, bị co giật, viêm màng não vô khuẩn, giảm tiểu cầu, liệt cấp tính, chết hoặc bất kỳ biến cố nào có liên quan đến việc tiêm vắc-xin phải vào bệnh viện để điều trị.

Chú ý việc tiêm vắc-xin cho các nhóm đối tượng có nguy cơ đặc biệt

Đối với trẻ em đã có phản ứng mạnh với lần tiêm vắc-xin trước: cần phải hết sức thận trọng khi tiêm vắc-xin ở những lần tiêm sau đó. Có thể các mũi tiêm phòng vắc-xin sau phải được thực hiện tiêm trong các bệnh viện để trẻ em được theo dõi tốt hơn và dễ dàng xử trí kịp thời khi có phản ứng nặng xảy ra.

Đối với những đối tượng có nguy cơ nhiễm khuẩn đặc biệt: cần chú ý những trường hợp người bệnh bị mắc các bệnh như hen phế quản, bệnh tim hoặc phổi mãn tính; bị cắt lách, bị hội chứng Down, nhiễm HIV, trẻ con sinh thiếu tháng... vì rất dễ có nguy cơ bị phản ứng sau khi tiêm vắc-xin. Ở trẻ em, cần cân nhắc, xem xét và chỉ định tiêm vắc-xin một cách thận trọng. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo không nên sử dụng các loại vắc-xin sống như BCG, bại liệt uống, sởi cho những trẻ em bị nhiễm HIV; những trẻ con sinh thiếu tháng nên tiêm chủng vào tháng thứ hai sau khi sinh.

Đối với phụ nữ có thai: không nên dùng vắc-xin sống vì theo lý thuyết các loại vắc-xin này có thể hại cho thai nhi. Tuy vậy, trong bối cảnh tình hình người phụ nữ mang thai có nguy cơ bị phơi nhiễm nghiêm trọng đối với bệnh sởi hoặc sốt vàng thì có thể vẫn được tiêm phòng. Chưa có bằng chứng nào xác định về vắc-xin chống bệnh rubella có thể gây quái thai nhưng các nhà khoa học đều khuyên rằng phụ nữ chỉ nên có thai sau khi đã tiêm vắc-xin này được 2 tháng.

Đối với phụ nữ đang cho con bú: không có bằng chứng nào xác định về sự nguy hiểm đối với trẻ con còn bú mẹ khi người mẹ được tiêm vắc-xin.

Đối với trẻ con sinh thiếu tháng: việc tiêm vắc-xin cũng thực hiện tương tự như trẻ con sinh đủ tháng vì việc đáp ứng miễn dịch ở những trẻ con sinh thiếu tháng vẫn bảo đảm đầy đủ. Tuy vậy, để tránh khả năng có thể lây bệnh cho người khác, việc sử dụng vắc-xin Sabin chỉ nên dùng khi trẻ con đã được xuất viện. Một số trường hợp trẻ con sinh thiếu tháng có đáp ứng miễn dịch với vắc-xin viêm gan B và Hib kém hơn trẻ con sinh đủ tháng nên việc tiêm vắc-xin phòng viêm gan B cho những trẻ con sinh thiếu tháng được thực hiện theo hai cách. Cách thứ nhất tiêm liều đầu tiên ngay lúc mới sinh, sau đó tiêm nhắc lại sau 1 tháng, 6 tháng và 12 tháng. Cách thứ hai là đợi cho trẻ nhỏ đến đủ 2 tháng tuổi, tiêm 3 mũi tiêm cơ bản vào lúc 2 tháng, 3 tháng và 8 tháng tuổi. Nếu trẻ con sinh ra từ người mẹ bị viêm gan B thì chọn cách thứ nhất, đồng thời tiêm luôn cho trẻ globulin miễn dịch. Đối với vắc-xin Hib có thể tiêm cho trẻ con sinh thiếu tháng vào lúc 2 tháng, 4 tháng, 6 tháng và 12 tháng tuổi.

 

                                                                           Theo Báo SKĐS

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Lãnh đạo Huyện đoàn Yên Thuỷ tặng quà cho HS có hoàn cảnh khó khăn.
Không có hình ảnh

Khánh thành, bàn giao 2 nhà tình nghĩa cho nạn nhân CĐDC huyện Yên Thủy

(HBĐT) - Ngày 18/12, Hội nạn nhân chất độc da cam/Dioxin tỉnh tổ chức lễ khánh thành, bàn giao 2 nhà tỉnh nghĩa cho nạn nhân CĐDC huyện Yên Thủy. Dự buổi lễ có đại diện Ban Dân vận Tỉnh ủy, Sở LĐ-TB&XH, LĐLĐ tỉnh, Hội CCB, đại diện lãnh đạo huyện Yên Thủy, đơn vị tài trợ và đông đảo nhân dân địa phương.

Cách chăm sóc cho trẻ sau khi tiêm chủng

Tiêm chủng rất cần thiết để bảo vệ trẻ em khỏi nhiều căn bệnh nguy hiểm. Nhiệm vụ của cha mẹ không chỉ là kịp thời cho trẻ đi tiêm đúng hạn mà còn phải chăm sóc cho con sau khi tiêm.

Phòng ngừa bệnh ngoài da mùa hanh khô ở người cao tuổi

Vào mùa hanh khô, độ ẩm không khí thấp, gió nhiều nên các vi khuẩn gây bệnh sinh sôi và phát tán rất nhanh. Chính vì vậy mà số lượng người mắc bệnh khô da cao hơn các mùa khác. Trong mùa lạnh, người cao tuổi do sức đề kháng kém nên càng dễ mắc bệnh hơn. Vì thế, người cao tuổi cần chú ý giữ gìn sức khỏe và cần đề phòng một số bệnh về da sau đây.

Cảnh báo thiết bị lọc nước diệt khuẩn để... lọt khuẩn độc!

Tin tưởng vào mã hàng thiết bị lọc nước năng lượng diệt khuẩn PLIFE của Công ty TNHH PLIFE Việt Nam được giới thiệu và chào bán tại Hội chợ triển lãm quốc tế xây dựng VIETBULD, chị Nguyễn Thị Bảo Ưng, trú tại 232/6 Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội đã đặt mua một máy. Sau 1 tháng sử dụng, khi đem mẫu nước đã qua thiết bị xử lý PLIFE đi kiểm nghiệm chất lượng, chị "tá hỏa" khi phiếu kết quả thử nghiệm trong mẫu nước còn tồn tại "trực khuẩn mủ xanh". Trực khuẩn này có khả năng tạo ra các vi khuẩn đa kháng thuốc. Phóng viên báo Sức khỏe&Đời sống đã trực tiếp điều tra thông tin này.

Bàn giao nhà “Mái ấm công đoàn”

(HBĐT) - Ngày 15/12, Công đoàn các Khu công nghiệp tỉnh (KCN) tổ chức lễ bàn giao nhà “Mái ấm công đoàn” cho gia đình công nhân Bạch Văn Khương, đoàn viên Công đoàn Công ty TNHH Xi măng Trung Sơn (Khu công nghiệp Nam Lương Sơn).

Phát hiện, tạm giữ 3 tấn mỡ động vật nghi mỡ bẩn

(HBĐT) - Vào 4 giờ ngày 15/12, tại địa phận xóm Sấu, xã Lạc Thịnh (Yên Thủy), lực lượng CSGT trạm Ba Hàng Đồi thuộc phòng CSGT Công an tỉnh trong khi tuần tra, kiểm soát đã phát hiện xe ô tô mang biển số 29C-066.77, trọng tải 1,4 tấn chạy từ hướng Thanh Hóa đi Hà Nội chở khoảng 3 tấn hàng gồm 45 bao tải mỡ động vật và 2 bao tải tóp mỡ động vật.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục