Lãnh đạo Chi cục DS-KHHGĐ trao đổi nghiệp vụ với cán bộ chuyên trách và CTV dân số xã Dân Chủ (TPHB). Ảnh: P.V
(HBĐT) - Trong những năm qua, công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn tỉnh đạt được một số kết quả đáng ghi nhận. Nhận thức của các cấp, ngành và người dân về công tác DS-KHHGĐ đã có bước chuyển rõ rệt, song cũng đang đứng trước những khó khăn, thách thức. Nhân dịp kỷ niệm ngày Dân số Việt Nam 26/12, pv Báo Hòa Bình đã phỏng vấn bà Nguyễn Thị Minh Phương, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ xung quanh các vấn đề liên quan đến công tác DS-KHHGĐ.
PV: Xin bà cho biết sơ lược về ý nghĩa ngày dân số Việt
Bà Nguyễn Thị Minh Phương: Ngày 26/12/1961, Hội đồng Chính phủ (nay là Thủ tướng Chính phủ) đã có Quyết định số 216 về việc hướng dẫn sinh đẻ cho nhân dân. Quyết định này đã nêu rõ: “Vì sức khỏe người mẹ, vì hạnh phúc và hòa thuận của gia đình, vì để cho việc nuôi dạy con cái được chu đáo, việc sinh đẻ của nhân dân cần được hướng dẫn một cách thích hợp”. Đây là một quyết định đầy tính nhân văn về văn bản pháp luật đầu tiên của Nhà nước về công tác dân số. Sau đó, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách về chiến lược DS-KHHGĐ, các chính sách dân số được triển khai thực hiện và đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ, tỷ suất sinh, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên, tỷ lệ phát triển dân số đã giảm nhanh trên phạm vi cả nước. Điều này nói lên công tác dân số ngày càng được xã hội hóa và được cộng đồng dần dần chấp nhận, thể hiện qua việc sử dụng các biện pháp tránh thai, CSSKSS, khám thai định kỳ, sàng lọc trước và sau sinh, tham gia tư vấn tiền hôn nhân, trẻ suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi giảm hàng năm... Chính vì vậy, tại Quyết định số 326 ngày 19/5/1997, Chính phủ đã lấy ngày 26/12 hàng năm làm ngày Dân số Việt
PV: Thời gian qua, công tác DS-KHHGĐ tỉnh ta đã đạt được một số kết quả quan trọng nhưng cũng đứng trước không ít khó khăn ảnh hưởng đến chất lượng dân số. Xin bà cho biết rõ hơn về điều này?
Bà Nguyễn Thị Minh Phương: Đúng vậy, những năm qua, được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, sự tham gia tích cực của các sở, ngành, đoàn thể và sự hưởng ứng nhiệt tình của nhân dân, công tác DS-KHHGĐ của tỉnh đã thực sự đi vào cuộc sống và đạt được những kết quả quan trọng. Tỉnh duy trì mức sinh thay thế từ năm 2005 đến nay. Tốc độ tăng dân số nhanh đã được khống chế. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm còn xấp xỉ 1%. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên luôn dưới 5%. Quy mô dân số tương đối ổn định. Tuy nhiên, chất lượng dân số của tỉnh chưa cao cả về thể chất và trí tuệ. Trong đó có 2 vấn đề lớn nổi cộm đã và đang ảnh hưởng đến chất lượng dân số của tỉnh. Một là mất cân bằng giới tính khi sinh. Tỷ lệ giới tính khi sinh năm 2009 là 116,9 bé trai/100 bé gái, đứng tốp 10 về mất CBGT khi sinh so với toàn quốc, năm 2010 là 118 đứng trong tốp 5 so với toàn quốc, năm 2011 là 19,9 bé trai/100 bé gái, có 6/11 huyện, thành phố có tỷ số giới tính khi sinh cao trên 120. Hai là bệnh tan máu bẩm sinh (tên khoa học là bệnh thalassemia) đang tiềm ẩn khá lớn trong cộng đồng các dân tộc trong tỉnh. Đây là một trong những bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng dân số với tỷ lệ người mang gen bệnh chiếm từ 22-23%.
PV: Như vậy, ngành DS tỉnh ta đang đứng trước không ít khó khăn, thách thức, bà có thể cho biết một số giải pháp thực hiện công tác DS-KHHGĐ trong thời gian tới?
Bà Nguyễn Thị Minh Phương: Có thể khẳng định, công tác DS-KHHGĐ là khâu chuẩn bị quan trọng cho đầu vào của nguồn nhân lực có chất lượng, góp phần quan trọng vào sự nghiệp CNH-HĐH và phát triển bền vững đất nước, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Nhận thức rõ điều đó, thời gian qua, tỉnh đã đã có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao đối với công tác DS-KHHGĐ. Ngày 8/3/2012, UBND tỉnh đã có Quyết định số 269/QĐ-UBND ban hành Kế hoạch hành động thực hiện chiến lược DS-SKSS tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2011-2015. Mới đây, trước thực tế hai vấn đề MCBGTKS và bệnh tan máu bẩm sinh ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng dân số, UBND tỉnh đã ra Chỉ thị số 15/2012/CT-UBND về việc tăng cường các biện pháp nhằm can thiệp giảm thiểu MCBGTKS và mắc bệnh tan máu bẩm sinh. Trong đó, UBND tỉnh đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các huyện, thành phố và ban, ngành, đoàn thể có liên quan. Về phía ngành DS-KHHGĐ, theo tôi, để vượt qua các khó khăn, duy trì thành tựu đã đạt được và bảo đảm sự thành công một cách bền vững của chính sách DS-KHHGĐ cần phải có sự kiên trì, bền bỉ vận động, giáo dục và thuyết phục nhân dân chuyển đổi hành vi, tự nguyện thực hiện mô hình ít con, khỏe mạnh; Chi cục DS-KHHGĐ sẽ tham mưu cho Sở Y tế ban hành kế hoạch hành động chi tiết của ngành Y tế để thực hiện Chỉ thị của UBND tỉnh góp phần nâng cao chất lượng DS của tỉnh nhà.
PV: Xin cảm ơn bà!
Hương Lan (thực hiện)
(HBĐT) - Ám ảnh khi chứng kiến người bạn thời đại học “ra đi” khi không kịp truyền máu đã theo Nguyễn Trung Hiếu nhiều năm. Có lẽ đó cũng chính là lý do thôi thúc chàng trai trẻ này luôn hăng hái tham gia các hoạt động hiến máu tình nguyện.
(HBĐT) - Ngày 21/12, Hội nạn nhân chất độc da cam/Dioxin tỉnh tổ chức lễ khánh thành, bàn giao nhà tình nghĩa cho nạn nhân CĐDC huyện Cao Phong. Dự buổi lễ có đại diện Ban Dân vận Tỉnh ủy, Hội CCB, đại diện lãnh đạo huyện Cao Phong, đơn vị tài trợ và đông đảo nhân dân địa phương.
(HBĐT) - Năm nào cũng vậy, cứ vào mùa đông-xuân và dịp Tết, số trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa thường tăng cao. Ngoài ra, các ca bệnh lây truyền theo đường hô hấp như: cúm, sởi, rubella… cũng xuất hiện nhiều. Do đó, các bậc phụ huynh cần chú ý chăm sóc, bảo vệ sức khỏe đúng cách cho con em mình.
(HBĐT) - Sáng 20/12, Hội nạn nhân chất độc da cam/Dioxin tỉnh tổ chức lễ khánh thành, bàn giao nhà tình nghĩa cho nạn nhân CĐDC huyện Kỳ Sơn. Dự buổi lễ có đại diện Ban Dân vận Tỉnh ủy, Hội CCB, đại diện lãnh đạo huyện Kỳ Sơn, đơn vị tài trợ và đông đảo nhân dân địa phương.
Viêm dạ dày, là một vấn đề thường gặp có thể cấp tính hoặc mạn tính. Ở thể cấp tính nó thường liên quan đến nhiều trạng thái bệnh lý toàn thân, ở thể mạn tính người ta thấy vai trò rất rõ của tuổi tác. Càng cao tuổi, tỉ lệ mắc bệnh càng cao và nguy cơ biến chứng càng nhiều.
Việc tiêm phòng vắc-xin trong thời gian qua góp phần tích cực phòng ngừa một số bệnh lưu hành tại cộng đồng. Tuy nhiên, thực tế đã xảy ra một số trường hợp sốc phản vệ, đặc biệt là ở trẻ em. Vì vậy, cần quan tâm đến vấn đề này khi sử dụng các loại vắc-xin phòng bệnh.