Tỏi, Cà chua - Những thực phẩm giúp hạ huyết áp.

Tỏi, Cà chua - Những thực phẩm giúp hạ huyết áp.

Tăng huyết áp là bệnh rất thường gặp ở người trung niên, người cao tuổi và đang ngày càng có xu hướng trẻ hoá và gia tăng, được xem là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Việc kiểm soát tốt huyết áp bằng thuốc và không dùng thuốc mà trong đó dinh dưỡng có vai trò quan trọng làm giảm đột quỵ 35 - 40%, nhồi máu cơ tim 20 - 25% và suy tim hơn 50%. Vì vậy, chúng ta cũng cần chú ý đến những thực phẩm có lợi với bệnh tăng huyết áp.

 

Một số loại rau quả và gia vị có chứa nhiều chất xơ, kali, calcium và magnesium, là những thứ có lợi trong việc kiểm soát huyết áp. Tùy từng loại, chúng còn có những chất đặc biệt giúp làm giảm huyết áp. Hãy kết hợp những thực phẩm này trong bữa ăn, cũng có thể thay đổi khẩu vị bằng cách chế biến thành nước ép rau quả.

Một bữa ăn nhiều chất xơ rất có hiệu quả trong việc dự phòng và điều trị nhiều dạng bệnh tim mạch trong đó có tăng huyết áp. Các loại thực phẩm  như rau, yến mạch, pectin trong táo, đậu đỗ, củ gừng, bột hạt ca-ri… có tác dụng cung cấp chất xơ cho cơ thể. Các chất xơ này, ngoài lợi ích chống tăng huyết áp, còn giúp giảm cân, chúng gắn với các kim loại nặng có hại trong cơ thể để thải ra ngoài.

Cần tây: Y học cổ truyền đã sử dụng cần tây trong điều trị tăng huyết áp từ xa xưa. Có một số bằng chứng thực nghiệm cho thấy cần tây rất hữu dụng trong việc làm giảm huyết áp, qua thử nghiệm bằng cách tiêm dịch chiết xuất cần tây vào động vật đã thấy tác dụng hạ huyết áp rõ rệt. Ở người, hiệu quả thấy được trên huyết áp sau một thời gian sử dụng ít nhất bốn cây cần tây mỗi ngày. Hãy thử với cần tây xào thịt bò, nước ép cần tây.

Tỏi: Tỏi là một thứ thuốc diệu kỳ cho tim. Nó có tác dụng có lợi trên hệ tim mạch bao gồm huyết áp. Tỏi có công dụng hạ mỡ máu và hạ huyết áp. Hằng ngày nếu kiên trì ăn đều đặn 2 tép tỏi sống hoặc đã ngâm dấm, hay uống 5ml dấm ngâm tỏi thì có thể duy trì huyết áp ổn định ở mức bình thường. Tỏi tương đối dễ sử dụng: cho vào đồ nấu, nước chấm và đặc biệt là tỏi ngâm giấm.

Hành: Hành rất có lợi đối với người tăng huyết áp. Hãy dùng hành với các món: hành ngâm dầu ăn, hành xào cần tây… Hiệu quả trên huyết áp của hành cũng dễ hiểu bởi nó là “anh em họ” với tỏi.

Đậu Hà Lan và đậu xanh: Là hai loại thực phẩm rất có lợi cho người tăng huyết áp. Hằng ngày nên dùng giá đậu Hà Lan 1 nắm rửa sạch rồi ép lấy nước uống, hoặc dùng làm rau ăn thường xuyên. Dân gian thường dùng đậu xanh hầm với hải đới ăn; hoặc đậu xanh và vừng đen sao thơm, tán bột, ăn mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 50g để phòng chống tăng huyết áp.

Cà rốt: Cà rốt có nhiều chất xơ và một phức hợp các chất có lợi cho huyết áp. Nếu uống 100ml nước ép cà rốt tươi, hai lần mỗi ngày trong 30 ngày sẽ thấy được tác dụng làm hạ huyết áp của nó. Ngoài ra, trong cà rốt còn có một chất bổ mắt là beta-caroten.

Cà chua: Có công dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát máu và hạ áp. Nó là thực phẩm rất giàu vitamin C và P. Nếu ăn thường xuyên mỗi ngày 1- 2 quả cà chua sống, bạn sẽ có khả năng phòng chống tăng huyết áp, đặc biệt là khi có biến chứng xuất huyết đáy mắt. Cà chua có thể làm được nhiều món, nhưng người bị tăng huyết áp không nên dùng xốt cà chua (cà chua hộp) vì có nhiều muối.

Gia vị hỗn hợp: Gia vị hỗn hợp như thì là, hạt thì là, kinh giới (họ bạc hà), tiêu đen, húng quế, gừng,… có chứa những hoạt chất có lợi cho huyết áp. Tùy món ăn, hãy chế biến chúng cho hợp khẩu vị.

 

                                                            Theo Báo SKĐS

 

 

Các tin khác


Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

5 cách hạ huyết áp không cần dùng thuốc

Huyết áp cao là nguy cơ hàng đầu làm tăng mắc bệnh tim và đột quỵ. Mặc dù nhiều người đang dùng thuốc để hạ huyết áp, nhưng đối với những người mắc chứng tăng huyết áp giai đoạn 1 không phải lúc nào cũng cần dùng thuốc.

Ca tử vong do bệnh dại gia tăng, Bộ Y tế khuyến cáo cách phòng chống

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế chiều 13/3 cho biết, 2 tháng đầu năm 2024 đã ghi nhận 22 trường hợp tử vong do bệnh dại, cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023. Khu vực Tây Nguyên vẫn là điểm nóng về bệnh dại với 2/4 tỉnh có ca tử vong...

Bộ Y tế thông tin về nhóm đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT

Bộ Y tế cho biết trong thời gian qua, Bộ Y tế nhận được công văn của một số Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố; Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phản ánh một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Nghị định số 75/2023/NĐ-CP.

Tuổi trẻ Bệnh viện Đa khoa tỉnh xung kích, tình nguyện vì sức khỏe nhân dân

Chi đoàn thanh niên Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh hiện có gần 300 đoàn viên. Với sự quan tâm của lãnh đạo bệnh viện, chi đoàn có điều kiện thuận lợi để triển khai công tác đoàn và phong trào thanh niên. Tổ chức Đoàn luôn đồng hành cùng sự phát triển của Bệnh viện, tham gia thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ khám, chữa bệnh (KCB), góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Cấp giấy chứng nhận cho 13 cơ sở sản xuất, kinh doanh đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Tháng 2/2024, thực hiện thẩm định, đánh giá theo Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT và Thông tư số 32/2022/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT, các cơ quan quản lý chuyên ngành tỉnh đã tiến hành đánh giá phân loại 13 cơ sở sản xuất, kinh doanh (SX-KD) nông, lâm, thủy sản. Qua đó đánh giá 13 cơ sở xếp loại B.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục