Hàng trăm bài thuốc hay, cây thuốc quý của dân tộc, địa phương đã được cán bộ, hội viên trong Hội đã thừa kế, sưu tầm.

Hàng trăm bài thuốc hay, cây thuốc quý của dân tộc, địa phương đã được cán bộ, hội viên trong Hội đã thừa kế, sưu tầm.

(HBĐT) - Những năm qua, cán bộ, hội viên Hội Đông y huyện Cao Phong đã dành nhiều tâm sức nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân thông qua việc đưa các bài thuốc, vị thuốc nam, thuốc dân tộc, phương pháp điều trị, y thuật phục vụ người bệnh cả ở trong và ngoài tỉnh. Với tổng số 12 chi hội, Hội đã thu hút với 136 hội viên tham gia, hoạt động chủ yếu trong khám, chữa bệnh, lấy thuốc tại nhà và có thêm 1 khoa Đông y tại Bệnh viện Đa khoa huyện.

 

Thực hiện phương châm “Thuốc tại vườn, thầy tại nhà, chữa bệnh tại chỗ”, cán bộ, hội viên toàn Hội đã chấp hành Pháp lệnh về hành nghề y dược tư nhân, sử dụng vườn cây thuốc nam tập trung của Hội và tại nhà hội viên để chữa trị, chăm sóc người bệnh. Quan tâm tới đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, toàn Hội hiện có 6 cán bộ là bác sĩ, 24 y sỹ, 12 y tá trung học và 94 hội viên là những người làm thuốc gia truyền tại các chi hội, thôn, xóm và KDC. 100% cán bộ, hội viên đảm bảo trình độ về y thuật, chuyên môn. Nhiều hội viên còn phát huy tinh thần tự học, tự trau dồi qua thực tiễn khám - chữa bệnh, bốc thuốc và trao đổi kinh nghiệm. Hàng trăm bài thuốc hay, cây thuốc quý của dân tộc, địa phương đã được cán bộ, hội viên trong Hội đã thừa kế, sưu tầm như bài thuốc chữa bỏng, chữa đau mắt đỏ, bệnh ngoài da, tê liệt, động kinh, bài thuốc chữa rắn cắn, rết cắn, chữa chốc lở, viêm cơ, sâu quảng, khớp, rối loạn tiêu hóa, vàng da, vàng mắt do viêm gan, chữa sỏi thận, viêm tắc tuyến sữa, sa dạ con… Đặc biệt, có 7 bài thuốc tiêu biểu đã được giới thiệu và đăng tải trên tạp chí Đông y của tỉnh và được người dân xa, gần áp dụng rộng rãi, hiệu quả trong đời sống hàng ngày.

 

Đặc biệt là phong trào trồng, chế biến cây thuốc nam với phương châm “thuốc gần người bệnh” đã được duy trì, phát động sâu rộng ở các chi hội. Đến nay, 10/12 chi hội có vườn cây thuốc đông y tại trạm y tế xã dùng cho việc chữa trị các loại bệnh khác nhau. Các chi hội đã tích cực sưu tầm các loại cây thuốc quý đưa về trồng tập trung với tổng số 60 loại cây thuốc như: hương nhu, sài đất, quế, xả, địa liền, tảo quả, sa nhân, xạ đen, xạ càng, tam thất, hà thủ ô… dùng chữa 9 nhóm bệnh giúp vườn thuốc nam của các chi hội ngày càng phong phú, đa dạng. Tiêu biểu như vườn thuốc của các chi hội Nam Phong, Tân Phong, Thu Phong, Xuân Phong…  Không chỉ sưu tầm, khai thác các loại dược liệu sẵn có trong tự nhiên, hội viên còn coi trọng việc trồng, duy trì nguồn dược liệu quý tại vườn nhà làm nên các phương thuốc gia truyền.      

 

Công tác khám - chữa bệnh từ thiện, nhân đạo, khám, cấp thuốc miễn phí cho đối tượng chính sách cũng được Hội đẩy mạnh, góp phần khơi dậy và phát huy truyền thống tương thân - tương ái, đạo lý uống nước nhớ nguồn và thúc đẩy xã hội hóa công tác chăm sóc sức khỏe. Từ năm 2007 đến nay, hội viên các chi hội đã khai thác trên 13.100 thang thuốc, hàng nghìn miếng cao từ nguyên liệu nam dược cung cấp ra thị trường phục vụ nhân dân. Hội đã tổ chức khám, điều trị bằng thuốc nam, thuốc dân tộc cho gần 15.000 lượt người bệnh, điều trị bằng phương pháp không dùng thuốc như xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt cho hơn 5.100 bệnh nhân. Nhận thức được vai trò của cây thuốc nam trong chữa trị bệnh, hầu hết các hộ dân trong toàn huyện đã trồng một số loại cây dược liệu ngay tại vườn nhà để phục vụ việc chữa trị các loại bệnh thông thường.

 

 

                                                                                   Đỗ Hà

 

 

Các tin khác


Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

5 cách hạ huyết áp không cần dùng thuốc

Huyết áp cao là nguy cơ hàng đầu làm tăng mắc bệnh tim và đột quỵ. Mặc dù nhiều người đang dùng thuốc để hạ huyết áp, nhưng đối với những người mắc chứng tăng huyết áp giai đoạn 1 không phải lúc nào cũng cần dùng thuốc.

Ca tử vong do bệnh dại gia tăng, Bộ Y tế khuyến cáo cách phòng chống

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế chiều 13/3 cho biết, 2 tháng đầu năm 2024 đã ghi nhận 22 trường hợp tử vong do bệnh dại, cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023. Khu vực Tây Nguyên vẫn là điểm nóng về bệnh dại với 2/4 tỉnh có ca tử vong...

Bộ Y tế thông tin về nhóm đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT

Bộ Y tế cho biết trong thời gian qua, Bộ Y tế nhận được công văn của một số Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố; Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phản ánh một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Nghị định số 75/2023/NĐ-CP.

Tuổi trẻ Bệnh viện Đa khoa tỉnh xung kích, tình nguyện vì sức khỏe nhân dân

Chi đoàn thanh niên Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh hiện có gần 300 đoàn viên. Với sự quan tâm của lãnh đạo bệnh viện, chi đoàn có điều kiện thuận lợi để triển khai công tác đoàn và phong trào thanh niên. Tổ chức Đoàn luôn đồng hành cùng sự phát triển của Bệnh viện, tham gia thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ khám, chữa bệnh (KCB), góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Cấp giấy chứng nhận cho 13 cơ sở sản xuất, kinh doanh đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Tháng 2/2024, thực hiện thẩm định, đánh giá theo Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT và Thông tư số 32/2022/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT, các cơ quan quản lý chuyên ngành tỉnh đã tiến hành đánh giá phân loại 13 cơ sở sản xuất, kinh doanh (SX-KD) nông, lâm, thủy sản. Qua đó đánh giá 13 cơ sở xếp loại B.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục