Trạm y tế thị trấn Mường Khến (Tân Lạc) thực hiện tốt công tác tiêm vắc xin phòng bệnh định kỳ cho trẻ từ 0-5 tuổi. Ảnh: B.M

Trạm y tế thị trấn Mường Khến (Tân Lạc) thực hiện tốt công tác tiêm vắc xin phòng bệnh định kỳ cho trẻ từ 0-5 tuổi. Ảnh: B.M

(HBĐT) - Trong những năm qua, mặc dù đã có nhiều cố gắng, song, công tác tuyển dụng và thu hút nguồn nhân lực ngành Y tế tỉnh ta còn khá nhiều khó khăn. Mặc dù đến nay, toàn tỉnh đã đạt tỷ lệ 6,75 bác sỹ/1 vạn dân và 60% trạm y tế xã đã có bác sỹ nhưng thực trạng nguồn nhân lực phục vụ cho ngành Y tế hiện tại và trong những năm tới được đánh giá còn thiếu hụt khá nhiều cả về lượng và chất.

 

 

Thiếu hụt nhân lực từ tuyến cơ sở

 

Trạm y tế xã Lạc Sỹ cách trung tâm huyện Yên Thuỷ chừng trên 20 km. Tại đây, từ khi được Nhà nước đầu tư xây dựng trạm y tế đến nay dễ đến hàng chục năm tuyệt nhiên chưa có nổi 1 bác sỹ về đây làm công tác khám - chữa bệnh cho người dân. Trạm y tế hiện có 7 cán bộ túc trực hàng ngày, trong đó có 4 y sỹ, 1 cán bộ trung cấp hộ sinh, 1 cán bộ trung cấp dược và 1 cán bộ chuyên trách về dân số.

 

Theo ông Quách Khương Lam, Chủ tịch UBND xã Lạc Sỹ, vai trò của trạm y tế xã hiện nay mới chỉ dừng lại việc chẩn đoán ban đầu và cấp phát thuốc cho bà con theo đơn. Không có bác sỹ cùng với cơ sở vật chất, thiết bị y tế thiếu thốn, việc khám - chữa bệnh tại trạm đối với những trường hợp bệnh nhân dù có chẩn đoán đúng cũng buộc phải chuyển lên tuyến trên.

 

 

Thống kê tỉnh ta hiện có 1.357 nhân viên y tế tại 210 trạm y tế tuyến xã, trong đó có 137 bác sỹ, 525 y sỹ, 363 trung cấp y, 122 sơ cấp và 210 cán bộ chuyên trách DS. Tổng số giường bệnh của trạm y tế xã hiện có 840 giường, trung bình, mỗi trạm có 4 giường bệnh. Tuy nhiên, cơ cấu bác sỹ hiện mới có 110 trạm có bác sỹ là trạm trưởng.

 

Tình trạng thiếu bác sĩ với ngay cả tuyến huyện và tuyến tỉnh. Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình hiện có 36 khoa, phòng với 520 giường theo kế hoạch nhưng đến nay mới có hơn 100 bác sĩ về đây công tác.  Ngay như Bệnh viện Đa khoa thành phố được đánh giá có đội ngũ bác sỹ hùng hậu nhất so với tuyến huyện với 14 bác sỹ. Tuy nhiên, Giám đốc bệnh viện Đa khoa thành phố cho biết, bệnh viện vẫn phải hợp đồng thêm ngoài với 3 bác sỹ đã về hưu để đảm bảo khám - chữa bệnh cho bệnh nhân. Ngay như Ban Giám đốc 3 người của bệnh viện cũng phải kiêm nhiệm khám - chữa bệnh. Trên thực tế, so với quy định và nhu cầu thực tế, bệnh viện Đa khoa thành phố vẫn còn thiếu khoảng trên 50% bác sỹ.

 

Thống kê của Sở Y tế, toàn ngành hiện có gần 2.000 CB, NV, trong đó có 353 bác sĩ tuyến tỉnh, huyện. Toàn ngành còn thiếu khoảng 800 CNNV, trong đó cần thêm khoảng 250 bác sĩ.

 

Khó khăn thu hút nguồn nhân lực

 

Cũng theo ông Bùi Văn Kết, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ Sở Y tế, trong những năm qua, khó khăn trong thu hút bác sĩ, dược sĩ chính quy về công tác. Số cán bộ về không nhiều nên ngành khuyến khích họ tiếp tục học lên CKI, CKII để đảm nhiệm những vị trí hạt nhân. Còn lại lời giải cho bài toán thiếu bác sĩ, nhất là tuyến cơ sởchỉ còn cách đào tạo bác sĩ chuyên tu theo hướng: liên thông và theo địa chỉ.

 

Năm 2010, HĐND tỉnh đã thông qua Đề án 151 về đào tạo bác sĩ, dược sĩ tuyến cơ sở giai đoạn 2009-2020. Cán bộ đi học theo diện này chủ yếu là những người đang công tác tại các cơ sở y tế, được hỗ trợ kinh phí và phải viết cam kết khi tốt nghiệp sẽ về địa phương công tác. Tuy nhiên, trên thực tế, số người được cử đi thi tỷ lệ đỗ không cao, chỉ đạt khoảng 50%.

 

Địa bàn tỉnh Hòa Bình gần với Hà Nội nên không ít bác sĩ sau khi đi học nâng cao trình độ hoặc công tác được một thời gian lại xin chuyển về Thủ đô. Thực trạng hiều năm qua, số bác sỹ, dược sỹ đại học về tỉnh công tác rất ít, ngay cả những người có hộ khẩu ở tỉnh sau khi tốt nghiệp đã không trở về tỉnh công tác mà đến các địa phương khác làm việc. Năm 2011, riêng Bệnh viện Đa khoa tỉnh có 3 người xin chuyển công tác. Nguyên do được nêu ra là đãi ngộ kém và môi trường hành nghề chưa thật hấp dẫn.

 

Thêm nữa, học sinh của tỉnh thi vào các trường y, dược trên toàn quốc không nhiều, tỷ lệ đỗ cũng không cao và nhiều người học xong không về tỉnh công tác. Tính từ năm 1995 - 2005 mới có 1 dược sĩ đại học chính quy về ngành. Từ năm 2008 đến nay, nhiều bác sĩ đã đến tuổi nghỉ hưu nhưng mỗi năm, ngành chỉ tuyển được khoảng 10 bác sĩ, hầu hết trong số đó về tuyến tỉnh. Trong 4 năm (2008-2011) chỉ có duy nhất Bệnh viện Đa khoa huyện Tân Lạc tuyển được 2 bác sĩ, còn các huyện khác vẫn phải ngóng chờ.

 

 

Loay hoay đi tìm lời giải

 

Theo Đề án 151 năm 2010 của tỉnh, thí sinh không đỗ đại học nhưng có điểm thi trên sàn do Bộ GD&ĐT công bố có thể gửi đi học. Trên thực tế, Bộ GD&ĐT cùng các trường đại học Y, Dược đã không tuyển những đối tượng này vào học chính thức duy nhất có trường ĐHYD Thái Nguyên được phép tuyển đối tượng này vào học dự bị 1 năm. Tuy nhiên, do trường ĐHYD Thái Nguyên không phân bổ chỉ tiêu cho tỉnh, buộc tỉnh ta luôn phải thường trực trong việc đi xin được 10 chỉ tiêu.

 

Một khó khăn nữa, năm 2012, quy chế tuyển sinh thay đổi, trong đó, thí sinh dân tộc thiểu số, thí sinh có hộ khẩu thường trú 3 năm tại 62 huyện nghèo theo NQ 30a/2008/NQCP sẽ được hiệu trưởng các trường đại học xem xét, quyết định cho vào học dự bị 1 năm. Đối với tỉnh ta, do không có huyện nào nằm trong QĐ 30a nên việc thực hiện theo Đề án 151 của tỉnh không thực hiện được.

 

Đào tạo liên thông cũng gặp phải nhiều vấn đề. Bình quân mỗi năm, tỉnh cần đào tạo khoảng 40 y sỹ để sau này trở thành bác sỹ nhưng thực tế các năm đều không đủ số lượng. Nguyên nhân một số y sỹ không thiết tha với việc đào tạo lên cao một phần vì kinh phí bỏ ra đi học khá lớn, mặc dù đã được tỉnh ta hỗ trợ 50% học phí. Thêm nữa, con số y sỹ mới khi đi thi đỗ cũng không cao. 

 

Thực trạng y tế tuyến tỉnh và tuyến cơ sở trong những năm gần đây của tỉnh dù đã được bổ sung một số bác sỹ, dược sỹ đại học (tốt nghiệp đại học chính quy hoặc từ nguồn cử tuyển) nhưng với số lượng rất ít nên chưa đáp ứng được yêu cầu nhân lực bác sỹ, dược sỹ của các đơn vị y tế. Thực trạng thiếu cán bộ y tế có trình độ đại học trở lên ở tất cả các tuyến, nhất là tuyến y tế cơ sở đã diễn ra từ lâu và ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Đây thực sự là  bài toán khó đang được ngành Y tế và tỉnh trăn trở đi tìm lời giải.

 

 

                                                                       Hồng Trung

 

Các tin khác


Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

5 cách hạ huyết áp không cần dùng thuốc

Huyết áp cao là nguy cơ hàng đầu làm tăng mắc bệnh tim và đột quỵ. Mặc dù nhiều người đang dùng thuốc để hạ huyết áp, nhưng đối với những người mắc chứng tăng huyết áp giai đoạn 1 không phải lúc nào cũng cần dùng thuốc.

Ca tử vong do bệnh dại gia tăng, Bộ Y tế khuyến cáo cách phòng chống

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế chiều 13/3 cho biết, 2 tháng đầu năm 2024 đã ghi nhận 22 trường hợp tử vong do bệnh dại, cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023. Khu vực Tây Nguyên vẫn là điểm nóng về bệnh dại với 2/4 tỉnh có ca tử vong...

Bộ Y tế thông tin về nhóm đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT

Bộ Y tế cho biết trong thời gian qua, Bộ Y tế nhận được công văn của một số Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố; Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phản ánh một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Nghị định số 75/2023/NĐ-CP.

Tuổi trẻ Bệnh viện Đa khoa tỉnh xung kích, tình nguyện vì sức khỏe nhân dân

Chi đoàn thanh niên Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh hiện có gần 300 đoàn viên. Với sự quan tâm của lãnh đạo bệnh viện, chi đoàn có điều kiện thuận lợi để triển khai công tác đoàn và phong trào thanh niên. Tổ chức Đoàn luôn đồng hành cùng sự phát triển của Bệnh viện, tham gia thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ khám, chữa bệnh (KCB), góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Cấp giấy chứng nhận cho 13 cơ sở sản xuất, kinh doanh đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Tháng 2/2024, thực hiện thẩm định, đánh giá theo Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT và Thông tư số 32/2022/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT, các cơ quan quản lý chuyên ngành tỉnh đã tiến hành đánh giá phân loại 13 cơ sở sản xuất, kinh doanh (SX-KD) nông, lâm, thủy sản. Qua đó đánh giá 13 cơ sở xếp loại B.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục