Người dân nên lựa chọn thịt gia súc, gia cầm có dấu kiểm dịch và nấu chín, không ăn tái.
(HBĐT) - Từ đầu tháng 4 đến nay, tình hình bệnh cúm A/H7N9 diễn biến phức tạp tại một số tỉnh của Trung Quốc, làm 9 người chết. Bệnh cúm A/H5N1 cũng xuất hiện và làm 1 cháu bé chết ở tỉnh Đồng Tháp. Trong tháng 9/2012, dịch cúm A/H5N1 trên gia cầm đã bùng phát tại huyện Lương Sơn và TP Hòa Bình với trên 1.000 con gia cầm bị tiêu hủy. Trước diễn biến tình hình dịch bệnh có nhiều phức tạp, đòi hỏi các cơ quan chức năng tỉnh ta nói chung và ngành Y tế nói riêng có các biện pháp phòng ngừa quyết liệt.
Theo nhận định của Bộ Y tế, vi rút cúm A/H7N9 thuộc nhóm nguy cơ lây từ động vật sang người và tồn tại chủ yếu trên gia cầm. Đây là lần đầu tiên vi rút này lây bệnh cho người và xuất hiện không phải tập trung tại một tỉnh, một cụm mà rải rác. Vi rút có độc lực mạnh, gây tỷ lệ tử vong cao. Hiện, vẫn chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu đối với vi rút H7N9. Đến thời điểm này, tại Việt
Ông Nguyễn Xuân Hoàng, Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết: Khó khăn trong công tác phòng, chống cúm A/H7N9 là dịch bệnh lần đầu tiên xuất hiện ở người và chưa xác định được nguồn lây, phương thức lây truyền. Người mắc bệnh cúm A/H7N9 có các triệu chứng: ho, sốt và sau đó có diễn biến nặng với tổn thương phổi rất nhanh, gây khó thở, có thể tử vong do phù phổi, suy hô hấp. Trước sự nguy hiểm của bệnh, ngay sau khi có công điện của Bộ Y tế, Sở đã tích cực phối hợp với Chi cục thú y và QLTT tăng cường giám sát dịch cúm trên đàn gia cầm nuôi và số gia cầm vận chuyển từ nơi khác vào tỉnh tiêu thụ. Tăng cường hoạt động giám sát, phát hiện kịp thời những ca nghi mắc bệnh, nhất là những người có tiếp xúc với gia cầm chết, bệnh nhân bị viêm phổi nặng. Trong thời điểm này, tập trung vào việc giám sát những người đi từ vùng dịch về tỉnh và các ca mắc bệnh cúm nghi do vi rút tại các cơ sở y tế và cộng đồng. Sở đã chỉ đạo các đơn vị dự phòng tổ chức trực dịch cúm và các dịch bệnh khác 24/24 giờ; chuẩn bị sẵn sàng đội cơ động phòng, chống dịch. Đối với các đơn vị điều trị, chuẩn bị sẵn sàng cơ số thuốc, hoá chất, vật tư, nhân lực để thu dung, điều trị và các phòng cách ly để xử lý ngay khi có tình huống. Phối hợp với Trung tâm YTDP lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm, chẩn đoán vi rút. Thực hiện nghiêm các quy chế chuyên môn như thường trực, cấp cứu, hội chẩn, chuyển viện. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, người dân không nên chủ quan nhưng cũng không nên quá hoang mang, lo lắng về dịch cúm A/H7N9. Việc cần làm hiện nay là thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
Để phòng, chống cúm H7N9 và H5N1, theo khuyến cáo của Bộ Y tế, đơn giản nhất rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, tiếp xúc với gia cầm. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền người dân sử dụng thực phẩm gia cầm sạch, rõ nguồn gốc, đảm bảo VSATTP. Thực hiện ăn chín, uống sôi, không cùng thái thịt sống và chín trên cùng một thớt, sau khi dùng thớt phải rửa sạch. Không sử dụng trứng sống hoặc trứng luộc lòng đào. Làm thông thoáng nơi ở và nơi làm việc, thường xuyên lau chùi bề mặt, dụng cụ đồ vật quanh người bệnh bằng các chất tẩy rửa thông thường. Ăn uống, nghỉ ngơi và tập luyện thể thao hợp lý để nâng cao sức đề kháng. Không vận chuyển, buôn bán, sử dụng động vật ốm, chết, không rõ nguồn gốc. Khi phát hiện gia cầm chết, thấy xác chim hoang dã, chim nuôi tại nhà chết cần thông báo cho cơ quan thú y và y tế lấy mẫu xét nghiệm. Khi bị sốt cao, ho có liên quan đến gia cầm bị bệnh phải đến ngay cơ quan y tế để điều trị kịp thời.
Cẩm Lệ
(HBĐT) - Theo Trung tâm YTDP tỉnh, đơn vị này vừa nhận được thông báo của Trung tâm YTDP TP Hòa Bình về 1 bệnh nhân nghi bị viêm não vi rút. Đó là bệnh nhân Nguyễn Duy Hiển, 37 tuổi, thường trú tại tổ 6, phường Chăm Mát, TP Hòa Bình.
(HBĐT) - Trước tình hình dịch cúm gia cầm A/H5N1, H1N1 đang diễn biến phức tạp ở một số tỉnh, thành trong cả nước, thêm vào đó là chủng vi rút mới H7N9 đang xuất hiện ở các nước trong khu vực, các lực lượng liên ngành Thú y, QLTT, Công an tỉnh đang triển khai các hoạt động nhằm chủ động phòng ngừa nguy cơ lây lan nguồn dịch từ bên ngoài, tập trung vào kiểm soát việc lưu thông gia súc, gia cầm.
(HBĐT) - Theo báo cáo của Sở LĐ – TBXH, hiện nay toàn tỉnh còn hơn 15.000 người tàn tật, người già neo đơn và trẻ mổ côi. Trong những năm qua, cấp uỷ Đảng, chính quỳên đã có nhiều chính sách thiết thực nhằm người khuyết tật ổn định cuộc sống, tạo cơ hội để họ tái hoà nhập cộng đồng.
(HBĐT) - Sáng 10/4, Ban VH-XH&DT (HĐND tỉnh) giám sát việc thực hiện cấp thẻ BHYT và khám- chữa bệnh cho các đối tượng chính sách của Nhà nước trên địa bàn huyện Lương Sơn. Tham gia đoàn giám sát còn có lãnh đạo Sở Y tế, BHXH tỉnh.
(HBĐT) - Huyện Kỳ Sơn hiện có trên 900 đối tượng BTXH bao gồm NCT, người tàn tật, trẻ mồ côi, người đơn thân thuộc diện hộ nghèo, người mắc bệnh tâm thần...
(HBĐT) - Nhằm góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn, từ đầu năm đến nay, BHXH huyện Cao Phong đã đẩy mạnh thực hiện các chính sách BHXH, BHYT cho cán bộ, nhân dân, đồng thời đảm bảo đầy đủ nguồn kinh phí chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH cho các đối tượng cũng như chi trả trợ cấp hàng tháng cho các đối tượng chính sách, người có công theo đúng quy định.