Cán bộ Trung tâm YTDP huyện Lạc Thủy phun thuốc khử trùng tiêu độc tại khu vực nơi bệnh nhân Đinh Văn T. đã từng điều trị.

Cán bộ Trung tâm YTDP huyện Lạc Thủy phun thuốc khử trùng tiêu độc tại khu vực nơi bệnh nhân Đinh Văn T. đã từng điều trị.

(HBĐT) - Đầu tháng 5 vừa qua, trong lần làm việc tại Trung tâm YTDP tỉnh, tôi nắm được thông tin về chùm ca bệnh cúm A/H1N1. Quả là tiếp cận với những thông tin về dịch bệnh nguy hiểm cực kỳ khó.

 

Tôi đã phải lên gặp giám đốc, phó giám đốc rồi Trưởng phòng Nghiệp vụ y và chờ ở đây đến 17 giờ 30 phút mới lấy được thông tin. Đó là bệnh nhân Đinh Văn T., trú tại khu 8, thị trấn Chi Nê (Lạc Thủy). Trước đó, bố, mẹ của bệnh nhân T. cũng có các biểu hiện của triệu chứng cúm. Sau thời gian điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện, mẹ của bệnh nhân đã tử vong. Trước khi ra về, anh Trần Hồng Quân, Trưởng phòng nghiệp vụ y liên tục đề nghị tôi nên viết sao cho nhân dân không nên quá hoang mang nhưng cũng không quá chủ quan với dịch bệnh. Đối với nghề báo, tính trung thực, chính xác của thông tin được đặt lên hàng đầu. Vậy là ngay trong buổi tối ngày 2/5, những thông tin về dịch bệnh đã được cập nhật lên Báo Hòa Bình điện tử.

 

Cúm A/H1N1 là bệnh có khả năng lây nhiễm cao và nhanh qua đường hô hấp, các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng qua ho, hắt hơi của người bệnh. Bệnh cũng có thể lây qua tiếp xúc với một số đồ vật có chứa vi rút qua tay đưa lên mắt, mũi, miệng. Tỷ lệ lây lan càng mạnh khi tiếp xúc trực tiếp và gần. Vì sự nguy hiểm trên nên tôi lo lắng và thú thực lúc đầu cũng không có ý định về vùng tâm dịch phản ánh tình hình. Nhưng được sự động viên, khích lệ của Ban Biên tập, máu nghề nghiệp của tôi nổi lên. Ngay hôm sau là thứ bảy, một mình tôi lên xe máy với chiếc máy ảnh vượt gần 70 km tiến thẳng về thị trấn Chi Nê. Đúng như nhận định, nhân dân thị trấn Chi Nê khá lo lắng. Trên đường, hầu như mọi người đều đeo khẩu trang. Hệ thống loa cộng cộng liên tục phát đi các thông tin về cách phòng, tránh dịch bệnh. Nơi tôi tiếp cận đầu tiên là UBND xã vì là ngày nghỉ nên  chỉ gặp được 1 cán bộ kế toán. Chị này nói với tôi rằng, gia đình chị và người dân thị trấn trong thời gian này không dám ăn thịt gia cầm, khi đi ra ngoài đều đeo khẩu trang. Một lúc sau, tôi gặp được trạm trưởng trạm y tế thị trấn. Chị trấn an tôi không phải quá lo vì ngay sau khi nhận được thông tin chùm ca bệnh đã tiến hành phun thuốc khử trùng tiêu độc, lau chùi đồ dùng, nhà cửa tại khu vực gia đình bệnh nhân bằng 5 kg Chloramin B.

 

Rời UBND xã tôi tiến thẳng đến Trung tâm YTDP huyện. Tại đây, tất cả cán bộ đều đã đến các khu vực nơi bệnh nhân đã từng ở, điều trị để phun tiêu độc khử trùng, chỉ còn một cán bộ thủ kho ở lại. Tôi đã mạnh dạn xin một bộ bảo hộ gồm quần, áo, kính, mũ, giày để mặc, đi và xin phép được tiếp cận khu vực cách ly tại Bệnh viện Đa khoa huyện (nơi bệnh nhân đã từng điều trị) để chụp ảnh. Tại khu vực khoa lây này không có ai, chỉ có 3 cán bộ y tế được trang bị kín mít từ chân đến đầu đang phun thuốc khử trùng, tôi và 1 tấm biển “khu vực cách ly”. Họ nhìn thấy tôi và tỏ ra khá lạ lẫm về sự xuất hiện. Khi về đến trụ sở cơ quan, tất cả 3 người đều hỏi tôi sao lại dám vào khu vực nguy hiểm. Bản thân họ trước khi vào những điểm nhạy cảm cũng lo nhưng nhiệm vụ phải thực thi và đã quen với công việc... Trở về TP Hoà Bình với một số bức ảnh về các “chiến sĩ” áo trắng trên mặt trận phòng, chống dịch bệnh và những ghi nhận từ thực tế đã được tôi gửi gắm vào bài viết của mình.

 

Sau chuyến đó, tôi càng thấm thía sâu sắc: Làm nghề báo tuy vất vả, nguy hiểm, nhất là đối với cánh phóng viên nữ nhưng thật vui khi những thông tin trên báo có tác động kịp thời và đem lại ích lợi cho xã hội.

 

                                                                                                     

                                                                                Cẩm Lệ

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục