(HBĐT) - Những năm qua, các cấp uỷ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh ta luôn phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn - đáp nghĩa” của dân tộc thể hiện bằng tình cảm, trách nhiệm trong việc chăm sóc thương - bệnh binh, gia đình liệt sỹ và giúp đỡ người có công với cách mạng.

 

Tháng 5/2012, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã ban hành Kết luận số 43/KL-TU và Kết luận số 44/KL-TU về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với công tác chăm sóc nạn nhân chất độc da cam/dioxin; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác thương binh, bệnh binh và phong trào Đền ơn - đáp nghĩa nhằm tiếp tục đẩy mạnh chăm sóc người có công của tỉnh trong giai đoạn đến năm 2015 và các năm tiếp theo.

Trong năm 2012 và 6 tháng đầu năm,  công tác thực hiện chính sách ưu đãi được quan tâm, đã điều chỉnh, chi trả đầy đủ chế độ ưu đãi thường xuyên cho 8.120 người với kinh phí 193 tỷ đồng; trợ cấp 1 lần và chế độ mai táng phí 13,8 tỷ đồng; ưu đãi giáo dục 5,6 tỷ đồng cho con em người có công; tổ chức điều dưỡng sức khoẻ cho 2.653 lượt người; tặng quà nhân ngày lễ, tết cho 11.000 lượt người với  kinh phí 10 tỷ đồng: Tháng 9/2012, UBND tỉnh đã điều chỉnh mức quà tặng của tỉnh bằng với mức tặng của Chủ tịch nước đáng chú ý là đã bổ sung đối tượng được nhận quà gồm cả người thờ cúng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, thân nhân của người hoạt động cách mạng trước Tháng tám năm 1945, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến nhiễm chất độc hoá học đã từ trần, đây là điều rất có ý nghĩa, chưa có nhiều địa phương thực hiện, được nhân dân và người có công đánh giá cao. Năm 2012, phong trào đền ơn - đáp nghĩa đã thu được kết quả lớn, có sự phát triển hơn các năm trước. Toàn tỉnh vận động đóng góp quỹ đền ơn - đáp nghĩa đạt 6,2 tỷ đồng; xây mới 84 nhà tình nghĩa trị giá  2,1 tỷ đồng; nâng cấp tu sửa 121 nhà cho người có công = 1,5 tỷ đồng; tặng 410 sổ tiết kiệm tình nghĩa với 210 triệu đồng, huy động 27.000 ngày công tình nghĩa, xây mới 7 nhà bia ghi tên liệt sỹ, 1 đền thờ liệt sỹ, 176 vỏ mộ liẹt sỹ, có 86 cơ sở trường học nhận chăm sóc nghĩa trang liệt sỹ, nhà bia ghi tên liệt sỹ. Nhân kỷ niệm 65 năm ngày thương binh - liệt sỹ (27/7/1947  27/7/2012) đã tổ chức hội nghị biểu dương người có công tiêu biểu 3 cấp với trên 2000 người có công và thân nhân liệt sỹ được tôn vinh, khen thưởng vì đã có những cố gắng vượt lên sự đau thương, mất mát, vượt qua khó khăn do thương tật để tiếp tục cống hiến sức lực, trí tuệ cho gia đình và xã hội, là những tấm gương sáng cho cộng đồng và thế hệ trẻ noi theo. Đồng thời đã tổ chức chu đáo hoạt động tri ân liệt sỹ, tôn vinh các CCB Trung đoàn 52 Tây Tiến, ủng hộ 400 triệu đồng để góp phần xây dựng tượng đài - bia tưởng niệm liệt sỹ Tiểu đoàn 28 đặc công anh hùng - Sư đoàn 7 - Quân đoàn 4 (có 94 liệt sỹ là con em tỉnh ta.

Thông qua thực hiện chính sách ưu đãi và phong trào đền ơn - đáp nghĩa đã có 98,0% số hộ gia đình chính sách có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của nhân dân cùng địa bàn cơ trú; 96% số xã, phường, thị trấn được công nhận làm tốt công tác người có công. Một số địa phương, đơn vị điển hình như xã Phú Lão, thị trấn Chi Nê (Lạc Thuỷ), Trung sơn, Tân Vinh (Lương Sơn), Yên Trị (Yên Thuỷ), xã Thu Phong (Cao Phong), phường Phương Lâm, Chăm Mát (TPHB), Bộ CHQS tỉnh, Công an huyện Kim Bôi

Để tiếp tục thực hiện tốt công tác người có công năm 2013 đến năm 2015 và giai đoạn 2015 - 2020 theo tinh thần Nghị quyết số 15/NQ-TW ngày 1/6/2013, Kết luận số 23/KL-TU ngày 29/5/2012, Kết luận số 63/KL-TW ngày 27/5/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về chính sách ưu đãi người có công và các Pháp lệnh của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Nghị định số 31/2013/NĐ-CP, Nghị định số 56/2013/NĐ-CP của Chính phủ về thực hiện chính sách bổ sung, sửa đổi đối với người có công, các cấp, các ngành trong tỉnh cần tập trung thực hiện một số nội dung trọng tâm sau:

Một là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ của  ngành, cấp trong việc tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công.

Hai là, triển khai đồng bộ, kịp thời hệ thống văn bản pháp luật, chính sách ưu đãi người có công tới cơ sở. Kiện toàn tổ chức bộ máy và nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm công tác chính sách người có công. Coi trọng công tác quản lý Nhà nước, thanh tra kiểm tra về thực hiện chính sách ưu đãi với người có công.

Ba là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ về truyền thống đạo lý Uống nước nhớ nguồn của dân tộc. Tổ chức các phong trào thi đua sâu rộng trong thực hiện chính sách ưu đãi người có công nhằm không ngừng phát huy truyền thống cách mạng của nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

Bốn là, đẩy mạnh hơn nữa phong trào xây dựng xã, phường, thị trấn làm tốt công tác thương binh - liệt sỹ, người có công phong trào đền ơn - đáp nghĩa, kết hợp chặt chẽ phong trào này với CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở KDC ở các xã, phường, thị trấn trong tỉnh.

 

                                                   Nguyễn Đức Cường 

                                                  PGĐ Sở LĐ-TB&XH

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục