Bác sỹ Nguyễn Thị Thành, Trưởng phòng Khám ngoại trú, Khoa truyền nhiễm Bệnh viện Đa khoa tỉnh tư vấn cho người nhiễm HIV.
(HBĐT) - “Năm 2004, trong 1 lần khám sức khoẻ định kỳ, tôi được bác sỹ cho biết mình bị nhiễm HIV. Ngày ấy, tôi sống như một cái xác không hồn. Người đời kỳ thị, xa lánh. Cuộc sống chất chồng khó khăn, nhiều khi chỉ muốn kết liễu đời mình...
Năm 2009, tôi có những dấu hiệu mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội. Qua các bạn đồng đẳng, tôi biết đến Phòng khám ngoại trú, Khoa truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Từ đây, những tháng ngày đen tối nhất của cuộc đời tôi đã khép lại”- Đó là tâm sự của anh Trương Quang Hưng, phường Phương Lâm (TPHB).
Với vẻ ngoài hoạt bát, thái độ thân thiện, cởi mở, hiện, anh Hưng đang là nhân viên hỗ trợ điều trị tại khoa với thu nhập 2,3 triệu đồng/tháng. Cũng từ phòng khám này, niềm vui lớn đã đến khi anh đã gặp, quen biết và nảy sinh tình cảm với cô gái trẻ cũng như mình không may mắn mang căn bệnh thế kỷ HIV. Anh chia sẻ thêm: “ở tuổi 40, lần đầu tiên trong đời tôi biết đến tình yêu đôi lứa, tình cảm vợ, chồng. Vợ tôi hiện cũng là nhân viên hỗ trợ điều trị tại khoa. Chúng tôi đang ngày ngày mong chờ được chào đón một thành viên mới trong gia đình. Đó là hạnh phúc mà tôi chưa bao giờ tưởng tượng được khi vừa biết tin mình có H. Biết ơn các bác sỹ của phòng khám nhiều lắm, đó là điều tôi luôn tâm niệm...
Chúng tôi gặp chị Đặng Thị Quyết, xã Liên Sơn (Lương Sơn) phát hiện mình nhiễm HIV khi chồng qua đời vì căn bệnh quái ác này. Tháng 9/2005, chị đến phòng khám ngoại trú, khoa truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh điều trị khi bệnh đã bước vào giai đoạn 4, sức khoẻ gần như suy kiệt. Tuân thủ mọi quy định của bác sỹ trong điều trị, giờ đây, sức khoẻ của chị đã trở lại bình thường. Hiện nay, chị đã xin vào làm trong một doanh nghiệp tại địa phương với mức thu nhập khá ổn định.
Không chỉ riêng anh Hưng, chị Quyết, rất nhiều mảnh đời đã hồi sinh từ chính phòng khám này. Bác sỹ Nguyễn Thị Thành, Trưởng phòng khám ngoại trú, khoa truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết: Với các y, bác sỹ trong khoa, mỗi mảnh đời có H được trả lại cơ hội sống đều mang lại những niềm vui không tả xiết. Từ phòng khám này, trên 5 cặp bệnh nhân đã nên vợ, nên chồng, trên 8 cặp vợ chồng có H sinh con ra không hề nhiễm bệnh, hàng trăm bệnh nhân đã tái hoà nhập, sống có ích cho cộng đồng... Đó là động lực giúp chúng tôi vượt qua mọi khó khăn để yêu, để say với việc làm y, bác sỹ điều trị cho bệnh nhân AIDS.
Trong khuôn khổ dự án Life-Gap, tháng 9/2005, Phòng khám ngoại trú, Khoa truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh được thành lập nhằm góp phần làm giảm lây nhiễm HIV, cải thiện chất lượng cuộc sống của người có H. Cũng từ đây, phòng khám trở thành mái nhà chung cho người mắc căn bệnh thế kỷ.
Phòng khám hiện có 14 y, bác sỹ làm công tác tư vấn, điều trị và 100% đều được tập huấn về công tác điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS do Bộ Y tế tổ chức. Sau gần 8 năm đi vào hoạt động, Phòng khám ngoại trú, Khoa truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã khám, điều trị cho 1.130 bệnh nhân, trong đó có 563 bệnh nhận hiện đang điều trị bằng thuốc ARV. Toàn bộ bệnh nhân đến khám, điều trị đều được hướng dẫn tận tình từ việc làm thủ tục hồ sơ đăng ký, thường xuyên được chia sẻ tâm tư, nguyện vọng, được khám sức khỏe, cấp thuốc định kỳ, đúng phác đồ và hoàn toàn miễn phí. Cho đến nay, trên 90% bệnh nhân đến khoa điều trị sức khoẻ đã hồi phục bình thường.
Bác sỹ Nguyễn Thị Thành cho biết: Chúng tôi có đội ngũ y, bác sỹ túc trực 8 giờ hành chính suốt 5 ngày làm việc trong tuần, đảm bảo cung cấp đủ, đúng liều lượng thuốc ARV cho người bệnh. Mục đích của việc điều trị bằng thuốc kháng HIV (thuốc ARV) là ức chế sự nhân lên của virut và kìm hãm lượng virut trong máu ở mức thấp nhất; phục hồi chức năng miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội; cải thiện chất lượng sống và tăng khả năng sống sót cho bệnh nhân. Điều trị ARV chủ yếu là điều trị ngoại trú và được chỉ định khi người bệnh có đủ tiêu chuẩn lâm sàng hoặc xét nghiệm và chứng tỏ đã sẵn sàng điều trị. Chúng tôi cam kết mọi thông tin của người bệnh sẽ được bảo mật tuyệt đối.
H.Y
(HBĐT) - Ngày 26/7, tại Đền thờ liệt sĩ huyện Cao Phong, UBND huyện phối hợp với Ban trị sự tỉnh hội Phật giáo Hòa Bình tổ chức lễ cầu siêu và tưởng niệm tri ân các anh hùng liệt sĩ nhân kỷ niệm 66 năm ngày thương binh, lệt sĩ (27/7/1947-27/7/2013. Tới dự có đồng chí Nguyễn Minh Quang, TVTU, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy; lãnh đạo BCĐ chăm sóc NCC với cách mạng tỉnh, huyện Cao Phong, những người có công tiêu biểu, thân nhân các gia đình liệt sĩ.
(HBĐT) - Chiều ngày 26/7, lãnh đạo Huyện uỷ, UBND huyện Lạc Thuỷ đã tổ chức bàn giao nhà tình thương cho hộ gia đình chính sách Nguyễn Hồng Sơn, thôn Tai Ngai, xã Lạc Long (Lạc Thuỷ).
(HBĐT) - Huyện Yên Thuỷ có hơn 500 đối tượng hưởng BTXH bao gồm người khuyết tật, trẻ mồ côi và người già neo đơn. Thực hiện chính sách nhân đạo của Đảng, Nhà nước, Đảng uỷ, UBND huyện đã tập trung chỉ đạo làm tốt việc rà soát, lập hồ sơ đúng, đủ các đối tượng thuộc diện được hưởng, thực hiện chi trả kịp thời hàng tháng đến tận tay đối tượng và gia đình.
(HBĐT) - Ngày 26/7, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh đã đến thăm, tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng Bùi Thị Triều. Cùng đi có lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH, Hội LHPN, Công ty Điện lực Hòa Bình, Tỉnh đoàn và lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Lạc Sơn.
(HBĐT) - Những năm qua, các cấp uỷ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh ta luôn phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn - đáp nghĩa” của dân tộc thể hiện bằng tình cảm, trách nhiệm trong việc chăm sóc thương - bệnh binh, gia đình liệt sỹ và giúp đỡ người có công với cách mạng.
(HBĐT) - Ngày 24/7/2013, Trung tâm YTDP tỉnh ra Thông báo số 575/ “Về việc tạm ngừng sử dụng 2 lô vắcxin viêm gan B”, nêu rõ: