Thú y viên xã Nam Thượng, Kim Bôi phun tiêu độc khử trùng định kỳ môi trường chăn nuôi tại các hộ để tăng hiệu quả phòng bệnh.

Thú y viên xã Nam Thượng, Kim Bôi phun tiêu độc khử trùng định kỳ môi trường chăn nuôi tại các hộ để tăng hiệu quả phòng bệnh.

(HBĐT) - Cùng kỳ năm ngoái, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp. Cụ thể, tại huyện Lương Sơn, hàng loạt gia cầm trên địa bàn xã Hòa Sơn, Hợp Hòa chết do mắc dịch cúm gia cầm. Tiếp đó, tại thành phố Hòa Bình xuất hiện ổ dịch gia cầm mắc cúm. Các loại bệnh khác trên đàn gia súc, gia cầm toàn tỉnh như tụ huyết trùng trâu, bò, lợn, bệnh tiêm mao trùng trâu, bò, dịch tả vịt, niucátxơn... tuy không thành dịch lớn nhưng vẫn phát lẻ tẻ. Thiệt hại khoảng 4 tỉ đồng.

 

Để chủ động trong công tác phòng - chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm vụ thu đông năm 2013, công tác tiêm phòng định kỳ được các địa phương quan tâm, đẩy mạnh. Ngay từ đầu tháng 9, tại các huyện thuộc vùng đệm gồm Kim Bôi, Lương Sơn, Yên Thủy, Lạc Thủy, Mai Châu, Tân Lạc, Lạc Sơn đã xây dựng kế hoạch và tích cực triển khai tiêm vắc xin LMLM cho đàn trâu, bò theo chương trình mục tiêu quốc gia. Đối với phòng bệnh cho đàn lợn, các đơn vị cũng đã xây dựng kế hoạch tiêm phòng 3 bệnh đỏ (tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn). Nhiều huyện, thành phố trong tỉnh tăng cường tuyên truyền về phòng - chống dịch bệnh đầu vụ thu - đông, hướng dẫn hộ chăn nuôi các biện pháp chăn nuôi an toàn, hạn chế các hành vi có nguy cơ làm phát sinh dịch và tuân thủ các quy định Pháp lệnh thú y.

 

Bên cạnh sự chủ động tạo miễn dịch cho đàn gia súc, gia cầm, các huyện, thành phố cũng đã chủ động hơn trong tổ chức phun khử trùng tiêu độc tại chỗ, phòng bệnh cho đàn vật nuôi và đôn đốc kiểm tra công tác thực hiện phòng - chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tại các cơ sở chăn nuôi. Người dân, chuẩn bị các phương án về nhân lực, tài chính, phương tiện, dụng cụ vật tư, vắcxin, thuốc thú y, hóa chất để sẵn sàng ứng phó khi dịch lây lan diện rộng, nhất là ổ dịch cũ và địa bàn có nguy cơ cao. Đơn vị thú y cơ sở tăng cường kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, vệ sinh thú y trên địa bàn để kiểm tra phát hiện dịch bệnh và báo cáo, xử lý kịp thời không để dịch bệnh bùng phát lây lan. Hoạt động kiểm soát tại 11 chốt kiểm dịch động vật được thường xuyên củng cố, phát huy hiệu quả trong kiểm soát chặt chẽ động vật, sản phẩm động vật vận chuyển, khống chế và ngăn chặn dịch bệnh lây lan vào địa bàn.

 

Theo thống kê gần nhất, tổng đàn gia súc của tỉnh có 164.395 con trâu, bò, gần 413.000 con lợn và hơn 3,2 triệu con gia cầm, 29.500 con dê. Đến hết tháng 8, đã tiêm phòng THT, tiêm mao trùng đợt 1 cho 58.600 con trâu, bò, hơn 79.600 con được tiêm vắcxin LMLM. Bên cạnh đó, có trên 66.000 con lợn được tiêm phòng liều định kỳ. Tại huyện Lạc Thủy và TPHB, trên 80% tổng đàn lợn được tiêm vắc xin LMLM với tổng số 12.029 liều. Với đàn gia cầm, toàn tỉnh đã triển khai tiêm gần 2,5 triệu liều vắc xin phòng bệnh cúm. Đồng chí Phạm Vinh Xương, Chi cục Phó Chi cục Thú y lưu ý người chăn nuôi, đang trong thời điểm giao mùa, các bệnh hay gặp ở trâu, bò là tụ huyết trùng, LMLM và một số bệnh ký sinh trùng, bệnh hay gặp ở lợn là tai xanh và 3 bệnh đỏ, ngoài ra cần phòng thêm bệnh Lep to, LMLM đối với đàn lợn nái, đực giống. Với gà, đề phòng bệnh tả gà, tụ huyết trùng, phó thương hàn, đặc biệt phải cảnh giác với cúm gia cầm. Đối với thủy cầm thường mắc tả, viêm gan do vi rút. Để hạn chế dịch bệnh mắc phải, tránh tổn hại cho đàn gia súc, gia cầm, hộ chăn nuôi cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh chủ động, nhất là VSMT chuồng trại, tiêm phòng định kỳ.

 

Để người chăn nuôi áp dụng các biện pháp phòng, chống đói rét cho trâu, bò vào vụ đông, lực lượng thú y cơ sở đang thực hiện hướng dẫn quy trình, cụ thể từ chuẩn bị về chuồng trại, dự trữ thức ăn thô, xanh trong vụ, tiêm các loại vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm hoặc tiêm phòng bổ sung cho trâu, bò đến thu gom phân, chất thải để ủ, định kỳ thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng, xử lý chất thải chăn nuôi.

 

 

                                                                            Bùi Minh

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục