Người lao động Công ty TNHH GGS 100% vốn Hàn Quốc KCN bờ trái sông Đà (thành phố Hòa Bình) được quan tâm đào tạo nâng cao tay nghề, yên tâm sản xuất.
(HBĐT) - Đồng chí Nguyễn Thanh Thuỷ, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH khẳng định: Năm 2013, trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng tình hình giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh đã có nhiều khởi sắc.
Thông qua chương trình cho vay giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, tuyển lao động cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, trong năm, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 15.500 lao động, đạt 100% chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Trong đó, xuất khẩu lao động hơn 200 người; tuyển lao động cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh 4.500 người. Giải quyết việc làm qua vay vốn hỗ trợ giải quyết việc làm 900 lao động. Tuy nhiên, giải quyết việc làm tại chỗ vẫn là chủ yếu với hơn gần 10.000 lao động. Hiện nay, ngành LĐ-TB&XH đang phối hợp với các ngành chức năng, huyện, thành phố triển khai các giải pháp cụ thể để thực hiện công tác giải quyết việc làm cho người lao động trong năm 2014.
Đồng chí Ngô Ngọc Thu, Trưởng phòng Việc làm - ATLĐ (Sở LĐ-TB&XH) cho biết: Năm 2014, chỉ tiêu tạo việc làm của tỉnh 15.600 lao động. Để thực hiện chỉ tiêu này, tỉnh triển khai các giải pháp chủ yếu như: Tập trung tạo việc làm gắn với phát triển KT-XH của mỗi địa phương. Có thể nói đây là giải pháp chính, quan trọng để tạo việc làm tại chỗ, tạo thêm việc làm cho người lao động trên cơ sở thế mạnh của mỗi địa phương. Vì thế, trên cơ sở kế hoạch KT-XH ở từng địa phương cần định hướng cho người lao động học nghề, tìm việc làm, tự tạo việc làm phù hợp. Gắn tạo việc làm với xây dựng NTM, phát triển các làng nghề truyền thống để thu hút lao động tại chỗ thực hiện phương châm “Ly nông, bất ly hương”. Đối với Dự án vay quỹ quốc gia giải quyết việc làm, chủ động phối hợp với Ngân hàng CSXH nắm bắt tình hình thu hồi vốn năm 2013 và số vốn được cấp bổ sung năm 2014 để xây dựng kế hoạch phân bổ cho các huyện, thành phố trình UBND tỉnh phê duyệt thực hiện sớm. Tăng cường kiểm tra, giám sát để không để tồn đọng vốn, không sử dụng vốn sai mục đích. ưu tiên các dự án thu hút nhiều lao động. Năm 2014, dự kiến, số lao động được giải quyết việc làm thông qua Quỹ từ 800 -1.000 người. Thực hiện dự án phát triển thị trường lao động cần tổ chức xây dựng kế hoạch và sớm thực hiện cập nhật thông tin biến động cung lao động, khai thác có hiệu quả dữ liệu cung - cầu lao động. Trên cơ sở đó chủ động tham mưu, đề xuất với tỉnh các chính sách hợp lý, đúng đối tượng và phù hợp với kế hoạch phát triển KT-XH của tỉnh, hỗ trợ định hướng công tác dạy nghề cho lao động trên địa bàn. Kịp thời đánh giá, rút kinh nghiệm về mở sàn giao dịch việc làm ở các địa phương. Nâng cao tần suất mở sàn giao dịch việc làm tại những địa phương có cung lao động lớn, các KCN có nhiều doanh nghiệp đầu tư và khả năng thu hút lao động nhiều. Từ nguồn kinh phí dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956, định hướng để người lao động học những nghề mà các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh cần tuyển công nhân may khoảng 4.700 người, 500 người lắp ráp linh kiện điện tử ; 600 thợ hàn, cơ khí (theo số liệu các DN ký tuyển dụng lao động năm 2014)…
Theo đồng chí Ngô Ngọc Thu, để thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm năm 2014, các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác phát triển nguồn nhân lực và giải quyết việc làm. Vì qua mở sàn giao dịch việc làm di động năm 2013 và kiểm tra thực tế ở một số địa phương cho thấy, nơi nào được cấp uỷ, chính quyền địa phương và các tổ chức, đoàn thể vào cuộc thì nơi đó tổ chức rất thành công và có kết quả thiết thực. Tuy nhiên, qua các đợt kiểm tra ở một số địa phương như Yên Thuỷ, Tân Lạc, thành phố Hoà Bình xuất hiện tình trạng người lao động đi theo đường tiểu ngạch sang cư trú bất hợp pháp tại Trung Quốc, Thái Lan mà không qua một công ty XKLĐ nào, cũng không được Sở LĐ-TB&XH giới thiệu. Người lao động đi theo con đường này nguy cơ rủi ro cao. Mặt khác, ngành LĐ-TB&XH cũng đề nghị UBND các huyện, thành phố cần tăng cường tuyên truyền, vận động người lao động địa phương làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về nước đúng hạn, đặc biệt là lao động tại Hàn Quốc…
Hương Lan
(HBĐT) - Ngày 14/3, Chi cục Thú y tỉnh đã kiểm tra, giám sát công tác phòng - dịch cúm gia cầm trên địa bàn huyện Cao Phong.
(HBĐT) - Ngày 14/3, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Cục Việc làm - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức hội nghị tuyên truyền chính sách bảo hiểm thất nghiệp. Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Cục Việc làm - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, BHXH Việt Nam; lãnh đạo một số cơ quan, ban, ngành của tỉnh và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
(HBĐT) - Khu vực buôn bán - giết mổ gia cầm tại chợ tràn làn, bừa bãi; môi trường ô nhiễm xung quanh, các hộ kinh doanh - giết mổ; thói quen thả thủy cầm ra ao, hồ, sông, suối tự do kiếm ăn đang là thực trạng dẫn đến vấn đề dịch bệnh trên đàn gia cầm của thành phố Hòa Bình khó khăn trong khâu quản lý, kiểm soát.
(HBĐT) - Hiệu quả công tác tiêm chủng đã được khẳng định trên thực tế. Ở tỉnh ta, 9 năm qua, tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ của trẻ dưới 1 tuổi đạt 77,9%, trẻ 18 tháng tiêm DPT mũi 4 đạt 74,6%, sởi mũi 2 đạt 67%, đạt chỉ tiêu chương trình TCMR quốc gia.
(HBĐT) - Theo số liệu từ khoa Nhi (Bệnh viện đa khoa tỉnh), chỉ tính riêng trong 2 ngày 9 – 10/3, khoa đã tiếp nhận điều trị cho gần 80 bệnh nhi, chưa kể số đến khám và cho về điều trị tại gia đình.
(HBĐT) - Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh về việc thành lập thêm các chốt kiểm dịch động vật tạm thời đáp ứng công tác phòng – chống dịch cúm gia cầm, đã có 3 trong số 7 huyện thành lập chốt tại các điểm nhu cầu lưu thông hàng hóa qua lại lớn nhằm kiểm soát chặt dịch cúm gia cầm từ địa phương ngoại tỉnh xâm nhiễm.